Tìm kiếm tin tức
Bạn đánh giá Website của bệnh viện chúng tôi như thế nào?
Thông tin thuốc tháng 07 năm 2021
Ngày cập nhật 30/08/2021

SỬ DỤNG NSAID Ở BỆNH NHÂN COVID- 19

(Chia sẻ bài của SVD. Phạm Ngọc Trâm Anh – ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Hiệu đính:  TS. DS. Võ Thị Hà – ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch)

 

         Khi số trường hợp mắc COVD-19 tiếp tục tăng, liệu pháp chính cho những người có các triệu chứng COVID-19 ở mức độ nhẹ đến trung bình vẫn là liệu pháp hỗ trợ, bao gồm sử dụng thuốc giảm đau như nhóm NSAID, trong đó có ibuprofen. Tuy nhiên, vào đầu năm 2020, đã có nhiều nguồn thông tin, bài báo cảnh báo về tác hại của việc sử dụng  NSAID trên bệnh nhân COVID-19 sẽ làm trầm trọng hơn các triệu chứng và có nguy cơ gây tử vong. Trong một bài viết của Fang và cộng sự, trong đó họ tuyên bố rằng Ibuprofen có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng liên quan ở những người bị nhiễm COVID-19. Họ lập luận rằng vi rút Corona liên kết với enzym angiotensin-2 (ACE-2), và việc sử dụng Ibuprofen có thể làm tăng hoạt động của ACE-2, do đó làm tăng cường các quá trình lây nhiễm của vi rút COVID.1 Cùng với sự tán thành từ một số hiệp hội, tổ chức chuyên môn cùng nhiều bài báo cảnh báo, việc sử dụng NSAID ở bệnh nhân COVID-19 dần trở nên phức tạp và gây hoang mang cho các bác sĩ. Vậy liệu thật sự có phải là như vậy?

  • Ngày 19/4/2020, trong một bản tóm tắt khoa học, WHO đưa ra nhận định: Hiện tại, không có bằng chứng về các tác dụng phụ nghiêm trọng, tăng nhu cầu điều trị cấp, ảnh hưởng khả năng sống sót hoặc chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân COVID-19 do sử dụng NSAID.2
  • Tháng 7/2020: bài viết trên Chest Journal của Mohit Sodhi và Mahyar Etminan sau khi tổng hợp những bằng chứng về việc phản đối sử dụng Ibuprofen trên bệnh nhân COVID, đã đưa ra đánh giá: bằng chứng dịch tễ học hiện tại không đủ mạnh để suy ra mối liên hệ nhân quả của tác dụng có hại của Ibuprofen ở bệnh nhân COVID-19. Không nên chỉ sử dụng bằng chứng từ các nghiên cứu về cơ chế để đưa ra tuyên bố mạnh mẽ phản đối việc sử dụng Ibuprofen. Với sức mạnh hiện tại của các bằng chứng về chủ đề này, họ khuyên bệnh nhân nên theo khuyến nghị của WHO, sử dụng đơn trị liệu Paracetamol để hạ sốt cho bệnh nhân COVID-19. Nếu một mình Paracetamol không thể đạt được tác dụng hạ sốt, thì bằng chứng hiện tại không đủ để khuyên không nên dùng chung Ibuprofen với Paracetamol. Tuy nhiên, vẫn nên đánh giá rủi ro của việc bổ sung Ibuprofen so với lợi ích của nó.1
  • Ngày 7/5/2021, bài viết trên tạp chí The Lancet của Kristian Kragholm và cộng sự đưa ra kết luận là: sử dụng NSAID trên bệnh nhân nhiễm COVID-19 dường như không làm tăng nguy cơ gây kết quả điều trị không tốt. Nghiên cứu hiện tại của họ bổ sung cho một số nghiên cứu quan sát trước đây, trong đó hầu hết đều ủng hộ sự thiếu liên quan giữa việc sử dụng NSAID và mức độ nghiêm trọng của COVID-19. Cuối cùng, dựa trên kiến thức hiện tại, bác sĩ lâm sàng không nên từ chối hoặc ngừng NSAID ở bệnh nhân COVID-19 nếu điều trị NSAID được chỉ định.3
  • Tháng 7/2021: Một nghiên cứu tiến cứu, đa trung tâm của Thomas M Drake và cộng sự trên tạp chí The Lancet với đối tượng là bệnh nhân ở mọi lứa tuổi nhập viện do dương tính hoặc nghi nhiễm COVID-19 với yêu cầu sử dụng NSAID trong 2 tuần trước khi nhập viện. Nghiên cứu sử dụng hồi quy logistic để ước tính tác động của NSAID và điều chỉnh các biến gây nhiễu. Họ đã sử dụng phương pháp so khớp điểm xu hướng để ước tính thêm ảnh hưởng của NSAIDS trong khi tính toán sự khác biệt biến trong các quần thể. Nghiên cứu quan tâm hậu quả chính là tử vong khi nhập viện, và hậu quả phụ là mức độ nghiêm trọng của bệnh khi xuất hiện, nhập khoa chăm sóc tích cực, tiến hành thông khí xâm nhập và không xâm nhập, sử dụng liệu pháp oxy bổ sung và tổn thương thận cấp tính. Với cỡ mẫu 72179 bệnh nhân, đây có thể xem là nghiên cứu tiến cứu lớn nhất về bệnh nhân nhập viện do COVID-19. Và kết luận cuối cùng của họ là sử dụng NSAID không liên quan đến làm tăng cao tỷ lệ tử vong hoặc tăng mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh COVID-19.4

Với những nguồn tài liệu tham khảo, việc sử dụng NSAID không liên quan làm trầm trọng bệnh cảnh trên bệnh nhân COVID-19. Tuy nhiên, do cho đến nay chưa có đầy đủ bằng chứng khoa học về tính an toàn của NSAID trên bệnh nhân COVID-19 nên bệnh nhân không nên tự ý sử dụng NSAID khi có các triệu chứng COVID-19, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng và bác sĩ lâm sàng nên đánh giá lợi ích và rủi ro trước khi kê đơn cho bệnh nhân. Để đảm bảo an toàn điều trị, theo khuyến cáo của WHO và NHS, ưu tiên sử dụng Paracetamol để điều trị các triệu chứng sốt, giảm đau của COVID-19. Nếu sử dụng NSAID thì nên sử dụng liều nhỏ nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất có thể để kiểm soát các triệu chứng. Còn đối với việc điều trị mãn tính bằng NSAID, lời khuyên hiện tại cho các bệnh nhân từ EMA và CAS là tiếp tục điều trị và có thể yêu cầu đánh giá lại thuốc nếu nhiễm COVID-19 phát sinh.5

Tài liệu tham khảo:

  1. Sodhi M, Etminan M. Safety of Ibuprofen in Patients With COVID-19: Causal or Confounded?. Chest. 2020;158(1):55-56. doi:10.1016/j.chest.2020.03.040. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7151542/
  2. The use of non-steroidal anti-inflammatory drugs (NSAIDs) in patients with COVID-19. 2020

https://www.who.int/news-room/commentaries/detail/the-use-of-non-steroidal-anti-inflammatory-drugs-(nsaids)-in-patients-with-covid-19

  1. Kristian K, Christian T.P, Emil F, Non-steroidal anti-inflammatory drug use in COVID-19. The Lancet. 2021; doi:10.1016/S2665-9913(21)00144-2.

https://www.thelancet.com/journals/lanrhe/article/PIIS2665-9913(21)00144-2/fulltext

  1. Thomas M D, Cameron J F, et al. Non-steroidal anti-inflammatory drug use and outcomes of COVID-19 in the ISARIC Clinical Characterisation Protocol UK cohort: a matched, prospective cohort study. The Lancet. 2021; doi:10.1016/S2665-9913(21)00104-1

https://www.thelancet.com/journals/lanrhe/article/PIIS2665-9913(21)00104-1/fulltext            

  1. Acute use of non-steroidal anti-inflammatory drugs (NSAIDs) in people with or at risk of COVID-19 (RPS2001). 2020.

https://www.england.nhs.uk/coronavirus/wp-content/uploads/sites/52/2020/04/C0211-NSAIDs-RPS_14-April.pdf

 

 

Tập tin đính kèm:
Khoa Dược
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Lịch công tác tuần
Thứ hai ngày 13/05/2024
Giám đốc: Nguyễn Văn Vỹ
13:45: Tập huấn hệ thống quản trị ATTP
Phó Giám Đốc: Trần Đức Tuấn
Sáng: Kiểm tra an toàn VSLĐ
Chiều: Kiểm tra an toàn VSLĐ
Thứ ba ngày 14/05/2024
Phó Giám Đốc: Trần Đức Tuấn
Cả ngày: Kiểm tra an toàn VSLĐ
Phó Giám Đốc: Dương Thị Thu Hằng
14:00: Thẩm định cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đủ điều kiện ATTP
Thứ tư ngày 15/05/2024
Giám đốc: Nguyễn Văn Vỹ
08:00: Duyệt quyết toán năm 2023 ( Gặp buổi sáng, sau đó về làm việc)
13:45: Tập huấn về hoạt động p/c Suy dinh dưỡng năm 2024
Phó Giám Đốc: Trần Đức Tuấn
Cả ngày: Tham dự tập huấn chất lượng dữ liệu giám sát bệnh truyền nhiễm
Thứ năm ngày 16/05/2024
Giám đốc: Nguyễn Văn Vỹ
08:00: Duyệt quyết toán năm 2023 ( Gặp buổi sáng, sau đó về làm việc)
Phó Giám Đốc: Trần Đức Tuấn
Cả ngày: Tham dự tập huấn chất lượng dữ liệu giám sát bệnh truyền nhiễm
08:30: Làm việc với đoàn giám sát chương trình mục tiêu quốc giảm nghèo bền vững
Phó Giám Đốc: Dương Thị Thu Hằng
07:30: Tham dự hội nghỉ quán triệt một số văn bản mới
Thứ sáu ngày 17/05/2024
Phó Giám Đốc: Trần Đức Tuấn
Sáng: Kiểm tra an toàn VSLĐ
Chiều: Kiểm tra an toàn VSLĐ
15:30: Họp điều chỉnh dự toán chương trình mục tiêu quốc giảm nghèo bền vững
Thứ bảy ngày 18/05/2024
Chủ nhật ngày 19/05/2024
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 2.556.676
Truy cập hiện tại 567

Chung nhan Tin Nhiem Mang