Trên toàn thế giới, COPD ảnh hưởng đến 329 triệu người, tức là gần 5% dân số. Năm 2012, nó xếp hạng ba trong các nguyên nhân tử vong hàng đầu, giết chết hơn 3 triệu người. Số ca tử vong được dự đoán là sẽ tăng lên do tăng tỷ lệ hút thuốc và do dân số già đi ở nhiều nước. COPD gây tổn thất kinh tế ước tính trị giá 2,1 ngàn tỷ vào năm 2010.
Theo kết quả nghiên cứu được thực hiện trên gần 2.600 người ở Hà Nội năm 2005, 6,8% số người trên 40 tuổi bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tại Khoa Hô Hấp Bệnh viện Bạch Mai, số bệnh nhân nội trú điều trị căn bệnh này chiếm 26%. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gây tử vong rất cao, chỉ đứng sau bệnh mạch vành, ung thư và tai biến mạch máu não.
Hút thuốc là nguyên nhân thường gặp nhất của COPD, với một số yếu tố khác như ô nhiễm không khí hay di truyền đóng vai trò nhỏ hơn.
Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ gây BPTNMT hàng đầu. Người hút thuốc dễ bị BPTNMT gấp 10 lần hơn người không hút thuốc. 80-90% bệnh nhân BPTNMT có hút thuốc. Gần 50% những người hút thuốc lâu dài sẽ bị BPTNMT (hút >20gói năm thì nguy cơ bị COPD là rất cao). Hút thuốc lá thụ động cũng là yếu tố nguy cơ gây bệnh.
Chú ý nhất là phụ nữ hút thuốc lá trong khi có thai nó ảnh hưởng không những phổi và sức khoẻ của người mẹ mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sự trưởng thành của phổi con.
Ở các nước đang phát triển, một trong những nguồn ô nhiễm không khí là khói từ việc đốt lửa nấu ăn hay sưởi ấm dẫn thoát kém. Tiếp xúc lâu dài với những kích thích tố kể trên sẽ gây phản ứng viêm tại phổi dẫn đến kết quá là sự co hẹp các đường dẫn khí nhỏ và sự phá hủy mô phổi, gọi là khí phế thủng.
Ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm môi trường trong nhà với khói lò sưởi, khói bếp rơm, rạ, củi, than... gây nên khoảng 20% các trường hợp BPTNMT trên thế giới. Ô nhiễm không khí với khói của các nhà máy, khói của các động cơ giao thông, khói, bụi nghề nghiệp cũng là các yếu tố nguy cơ gây bệnh.
Chẩn đoán dựa vào sự giảm khả năng thông khí, được đo bằng các bài kiểm tra thăm dò chức năng hô hấp. Trái ngược với hen suyễn, sự giảm thông khí của COPD không cải thiện đáng kể với chỉ định dược phẩm.
COPD có thể được ngăn ngừa bằng việc hạn chế tiếp xúc với các nguyên nhân đã biết, bao gồm các cố gắng giảm tần suất hút thuốc và tăng chất lượng không khí môi trường trong và ngoài nhà. Chỉ định COPD bao gồm: cai hút thuốc, chủng ngừa, phục hồi chức năng, hít thường xuyên các thuốc giãn phế quản và các steroid. Một số trường hợp có thể cải thiện bằng trị liệu oxy dài hạn hay ghép phổi. Ở những bệnh nhân có các đợt kịch phát cấp tính, tăng liều điều trị hay nhập viện có thể cần thiết.
Triệu chứng của BPTNMT phát triển chậm. Những triệu chứng đầu tiên có vẻ nhẹ, bệnh nhân thường cho rằng đây là chuyện không đáng quan tâm:
-
Ho - khi đầu vào buổi sáng, sau đó dần dần ho nhiều lần suốt ngày đêm
-
Ho ra đờm - lúc đầu ít, loãng, càng về sau càng đặc, khó khạc lên
-
Khó thở - lúc đầu chỉ thỉnh thoảng. Khi bệnh nặng, người bệnh luôn luôn thấy khó thở, không di chuyển được - nhiều trường hợp phải dùng mặt nạ thở ôxy trường kỳ
-
Thở khò khè hay như hen suyễn - do phế nang bị sưng và đàm làm nghẽn
-
Mệt nhọc, thiếu sức
-
Ngực bị nén
-
Viêm phổi
Phân loại giai đoạn lâm sàng theo GOLD 2003
1. Giai đoạn 0: Những cá thể mang những yêu tố nguy cơ của bệnh.
2. Giai đoạn I: Ho mãn tính và khạc đàm. NHững triệu chứng này có thể tồn tại rất nhiều năm trước khi có các dấu hiệu của giới hạn lưu thông khí và thường bệnh nhân không để ý những triệu chứng này
3. Giai đoạn II: Giai đoạn này bệnh nhân thường có triệu chứng khó thở khi gắng sức và đây là giai đoạn bệnh nhân thường được chẩn đoán là BPTNMT.
4. Giai đoạn III, IV: triệu chứng khó thở ngày càng nặng thêm và xảy ra thường xuyên hơn..khi nghỉ ngơi. Đây là giai đoạn có thể có những biến chứng
Phân độ trầm trọng của bệnh theo lâm sàng
1. Đợt bộc phát nhẹ: một trong các triệu chứng
-
Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên
-
Sốt không rõ nguyên nhân
-
Ho tăng và khi khám phổi có khả năng nghe được rale rít
2. Đợt bộc phát vừa có 2 trong ba triệu chứng
3. Đợt bộc phát nặng có 3 triệu chứng
Điều trị tóm tắt theo từng giai đoạn
Giai đoạn
|
Điều trị được khuyến cáo sử dụng
|
Tất cả
|
Tránh những yếu tố nguy cơ, Tiêm phòng cúm
|
0
|
Như trên
|
I
|
Thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn
|
II
|
Điều trị đều đặn với một hay hơn thuốc giãn phế quản, Tập luyện, Glucocorticosteroid khí dung nếu triệu chứng lâm sàng và chức năng hô hấp có đáp ứng
|
III
|
Điều trị đều đặn với một hay hơn thuốc giãn phế quản,Tập luyện, Glucocorticosteroid khí dung nếu triệu chứng lâm sàng và chức năng hô hấp có đáp ứng, các đợt bộc phát cấp
|
IV
|
Điều trị đều đặn với một hay hơn thuốc giãn phế quản,Tập luyện, Glucocorticosteroid khí dung nếu triệu chứng lâm sàng và chức năng hô hấp có đáp ứng, các đợt bộc phát cấp, điều trị biến chứng, oxy liệu pháp lâu dài
|