NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KHÁM VÀ CHỮA BỆNH
TRUNG TÂM Y TẾ THỊ XÃ HƯƠNG THỦY
Ths.BsCKII.TTUT: Nguyễn Văn Vỹ
Trong sự nghiệp phát triển của ngành y tế nói chung và của Huyện nhà nói riêng có những đóng góp đáng kể. Sau khi thống nhất đất nước 1975, các thế hệ cán bộ của y tế Hương Thuỷ đã vượt qua khó khăn, thử thách để chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Với cơ sở tiếp quản của chế độ cũ, với trang thiết bị và cơ sở vật chất, thuốc men thiếu thốn nghèo nàn kèm theo đói nghèo, bệnh tật, dịch bệnh phát sinh. Trước muôn vàn khó khăn đó, y tế Hương Thuỷ tập trung toàn bộ khả năng về con người, vật lực phục vụ cho sức khoẻ của người dân. Ngoài công tác khám chữa bệnh, chống dịch, ngành y tế đã tập trung xây dựng y tế nông thôn làm cho bộ mặt của nông thôn Huyện nhà thay đổi rõ rệt , đó là vấn đề phân, nước, rác. Nhiều loại hố xí, giếng nước, nhà tắm được xây dựng ở mỗi hộ gia đình. Từ đó bệnh dịch tả, lỵ, sốt xuất huyết; sáu bệnh truyền nhiễm ở trẻ em được đầy lùi rõ rệt ... Đến nay hố xí hợp vệ sinh chiếm 85%, đây là con số khá cao so với các huyện khác trong tỉnh, thanh toán bệnh đậu mùa (1987), bệnh bại liệt (2000) và bệnh phong (2001), sau khi triển khai tiêm chủng đầu những năm 80, hằng năm chỉ đạt 30-40% đến nay trẻ em dưới 6 tuổi tiêm chủng đạt 100%, tích cực phòng chống dịch bệnh chủ động, thường xuyên giám sát dịch bệnh, phát hiện và ngăn chặn kịp thời, khống chế không để dịch bệnh xảy ra ở địa phương, đặc biệt là các bệnh mới phát sinh như Hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng ở người (SARS), dịch cúm A (H1N1), tiêu chảy cấp, HIV/AIDS, trong năm 2009 không có dịch bệnh nào xảy ra trong địa bàn Thị xã.
Công tác khám chữa bệnh:
Trước đây công việc khám chữa bệnh của cán bộ y tế vô cùng thiếu thốn, chỉ có những dụng cụ thông thường như máy X_quang, kính hiển vi, một số dụng cụ phẫu thuật, đến nay nhờ sự đầu tư của nhiều dự án và sự hỗ trợ các cấp: đã có máy điện tim 3 cần, máy thở, máy tạo oxy, máy siêu âm trắng đen, siêu âm màu, máy nội soi, đặc biệt nhiều máy xét nghiệm máu, nước tiểu đều tự động, máy sinh hoá huyết học giúp cho việc xác định bệnh chính xác hơn, nhờ vậy trong các năm qua không ngừng nâng tổng số bệnh nhân khám bệnh 278.000 lượt người, vào viện tại bệnh viện điều trị nội trú: 6.200 lượt, xét nghiệm: 87.990 lần, công suất sử dụng giường bệnh vượt đến 126%, XQ: 9.500 lượt, siêu âm :9.000 lượt, điện tim:1.822, phẫu thuật:1726 ca, mổ cấp cứu: 657 ca, vì trước đây thiếu nhiều máy móc xét nghiệm nên phải chuyển viện, trung bình mỗi người dân khám được 3,5 lần/người/năm, sự tin cậy của nhân dân trong KCB được nâng cao.
Đối với trạm y tế :
Cơ sở các trạm đều dần dần được tầng hoá 11 trạm y tế. Mạng lưới cán bộ y tế được củng cố với các chức danh đầy đủ : Bác sĩ, NHS, YHCT, Dược,… tổng số cán bộ y tế trạm hiện nay đã lên đến 92 người và 88 y tế thôn, tổ hoạt động có hiệu quả, điều đáng quan tâm là năm 2014, 12/12 trạm y tế đã đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Đối với công tác đào tạo:
Đội ngũ y tế ngày càng được tăng cường, từ trước cho đến năm 1985, bác sỹ ở trạm y tế chưa có đến nay đã phủ kín và còn được học them chuyên khoa I, còn tại trung tâm y tế đa số là bác sĩ và đội ngũ trung sơ cấp, nên trước yêu cầu phát triển của ngành, có kế hoạch đào tạo liên tục sau 25 năm, đến nay tất cả đều được tốt nghiệp thêm bằng sau đại học như chuyên khoa I, thạc sỹ, CKII, trung cấp thì học thêm thành bác sỹ hoặc cử nhân.Tổng số thạc sỹ :4, BSCK I : 16, Dược sỹ đại học:2, đang đào tạo :2, cử nhân y học :16 …
Đời sống cán bộ CNVC y tế sau khi thực hiện Nghị định 43/CP của Chính phủ được nâng lên rõ rệt, ngoài những công việc chuyên môn, Đảng uỷ, ban giám đốc luôn luôn tuyên truyền phổ biến những nội dung văn bản pháp luật đảng và Nhà nước, chú trọng triển khai cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" ; thực hiện đúng lời dạy bảo ân cần của Bác như trong thư của Bác gửi Hội nghị cán bộ y tế ngày 27/02/1955 trước hết là phải thật thà đoàn kết, thương yêu người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn như mình đau đớn, "lương y phải như từ mẫu". Việc tăng cường thực hiện 12 điều y đức của ngành, quy tắc ứng xử, giao tiếp đối với người bệnh và gia đình người bệnh, "đến đón tiếp niềm nở, ở chăm sóc tận tình, về dặn dò chu đáo" tạo chuyển biến phương thức hoạt động từ tâm, y thuật cho đến y đức. Điều mà CBVC trung tân y tế Hương Thuỷ luôn phấn đấu là:
Thứ nhất: củng cố y tế cơ sở gồm y tế thôn, tổ, đây là tuyến gần trực tiếp dân nhất bảo đảm cho dân ta được chăm sóc sức khoẻ cơ bản với chi phí thấp, cùng với việc tăng cường cán bộ và trang bị thiết bị cho trạm y tế đủ để phục vụ tốt hơn;
Thứ hai: bảo đảm công bằng và hiệu quả trong công tác chăm sóc sức khoẻ cho mọi người dân khi đau ốm, chẩn đoán chữa trị chu đáo; trong đó đặc biệt quan tâm đến người nghèo, những gia đình chính sách, người có công với nước.
Nhờ những nổ lực phấn đấu trong những năm qua, Trung tâm y tế Hương Thuỷ đã được BCH Đảng bộ Tỉnh tặng cờ 10 năm Đảng bộ trong sạch vững mạnh, Bộ y tế, UBND Tỉnh, Tổng LĐLĐ Việt Nam, Công đoàn ngành y tế tặng bằng khen, đặc biệt trong năm 2014, trung tâm y tế Hương Thuỷ đang được đề nghị Bộ y tế khen thưởng.
Những kết quả đạt được trên các mặt trong những năm qua, CBVC trung tâm y tế cố gắng gìn giữ và phát huy, song bên cạnh cũng có nhiều tồn tại cần khắc phục, như thực hiện quy chế bệnh viện, tăng cường thêm bác sĩ phòng khám bằng cách đưa các khoa nội trú ra khám thêm để người bệnh khỏi chờ lâu.