Chất thải phát sinh từ cơ sở y tế trong quá trình thực hiện hoạt động khám, chữa bệnh, dự phòng, đào tạo và nghiên cứu khoa học, trong đó 80 – 90% là chất thải y tế thông thường, khoảng 10 – 20 % là chất thải y tế nguy hại.
Quản lý chất thải y tế là công tác trọng tâm để bảo vệ môi trường của cơ sở y tế, chất thải y tế nếu không phân loại và thu gom đúng sẽ tiềm ẩn nguy cơ rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe bác sỹ, nhân viên y tế, người bệnh , và cộng đồng gây ô nhiễm môi trường.
Tại Trung tâm y tế Thị xã Hương Thủy, người bệnh và người nhà người bệnh trong quá trình sử dụng dịch vụ y tế tại cơ sở y tế cũng làm phát sinh chất thải y tế và phải có trách nhiệm bỏ chất thải đúng vào nơi quy định:
1. Chất thải y tế thông thường: Là chất thải sinh hoạt thường ngày của con người như thức ăn thừa vỏ hoa quả, bánh kẹo, giấy rác. Các vật liệu giấy như giấy, báo, bìa, bao bì, tài liệu, thùng cát tông, vỏ hộp thuốc; vật liệu nhựa như chai giải khát bằng nhựa, chai, can đựng các dung dịch đựng dung dịch như nước muối sinh lý; vật liệu thủy tinh như chai, lọ thủy tinh không bị vỡ; vật liệu kim loại như lon nước giải khát, vỏ hộp sữa….
Chất thải y tế thông thường được bỏ vào thùng chứa màu xanh có biểu tượng và để chữ “ Chất thải thông thường”.
2. Chất thải lây nhiễm: Như bông, băng gạc dính máu, cốc đựng dịch đờm được bỏ vào thùng túi màu vàng có biểu tượng và để chữ “Chất thải lây nhiễm”.
Lưu ý 1: Tất cả chất thải thông thường phát sinh từ buồng bệnh cách ly, khu vực cách ly có ban hành kèm theo quy định của cơ sở y tế cũng là chất thải lây nhiễm và được bỏ vào thùng túi màu vàng.
3. Chất thải nguy hại không lây nhiễm: Như vỏ thuốc có cảnh báo nguy hại, nhiệt kế thủy ngân học phải được bỏ vào thùng chứa màu đen có biểu tượng và để chữ “Chất thải nguy hại không lây nhiễm”.
Lưu ý 2: Không bỏ chất thải lây nhiễm vào thùng chứa chất thải thông thường và không bỏ chất thải thông thường vào thùng chứa chất thải nguy hại.