A. NHỮNG THỰC PHẨM CẤM KỴ ĐỐI VỚI NGƯỜI HUYẾT ÁP THẤP
Để điều chỉnh huyết áp về mức bình thường, những người có huyết áp thấp bệnh lý cần thực hiện các quy tắc về ăn uống.
Giữa chế độ ăn và huyết áp thấp không có sự liên kết chặt chẽ, nhưng người ta thấy huyết áp thấp thường gặp ở những người ăn ít, hay bỏ bữa, khoảng cách giữa các bữa quá xa, dẫn đến giảm hàm lượng đường máu. Thói quen này làm giảm trương lực (sự đàn hồi, sự dẻo dai) của mạch máu, và kết quả là tụt huyết áp. Vì vậy, phải duy trì chế độ ăn hợp lý 3-4 bữa/ngày (ăn giảm khối lượng, tức chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày), không được dùng chế độ ăn kiêng để giảm cân nhanh.
Thực phẩm cấm kỵ cho những người mắc chứng huyết áp thấp bao gồm:
- Để giúp ngăn ngừa huyết áp giảm mạnh sau bữa ăn, hạn chế các thực phẩm giàu carbohydrate như khoai tây, gạo, mì ống và bánh mì..Tránh dùng các thức ăn, thuốc đông y có tính chất lợi tiểu.
- Nên uống nhiều nước, tăng lượng rau quả, thịt lườn gà và cá trong chế độ ăn. Tránh xa đồ uống có cồn vì việc sử dụng đồ uống có cồn gây mất nước trong cơ thể, ngay cả khi bạn uống điều độ. Thay vào đó là những đồ uống có tác dụng làm tăng huyết áp như: cà phê, nước chè đặc, nước sâm, nước nho.
Chất caffein trong cà phê, trà có tác dụng làm tăng huyết áp, ngày có thể uống 1-2 cốc cà phê đặc, tốt nhất là cà phê không tan tự pha. Không uống quá 2 cốc/ngày để tránh bị nghiện, mất ngủ, rối loạn nhịp tim. Tuy nhiên, vì cà phê gây kích thích tiết dịch vị dạ dày nên những người bị viêm loét dạ dày nên uống với bột kem cà phê, nếu không uống được cà phê thì có thể thay thế bằng nước chè đặc.
- Cà rốt : do chứa muối succinic nên nó có thể khiến kali trong nước tiểu tăng lên, huyết áp giảm, do đó nên tránh ăn nhiều.
- Cà chua : có tác dụng hạ huyết áp, khiến huyết áp của những người mắc chứng huyết áp thấp càng thấp hơn, xuất hiện các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, không nên ăn nhiều.
- Táo mèo : có công dụng hạ huyết áp.
- Hạt dẻ nướng, sữa ong chúa có tác dụng giảm huyết áp, không nên ăn.
- Các thực phẩm có tính lạnh như rau bina, cần tây, dưa, dưa hấu, đậu đỏ, đậu xanh, tỏi, tảo bẹ, hành tây, hạt hướng dương… đều có tác dụng hạ huyết áp vì thế không nên ăn.
B.THẬN TRỌNG KHI DÙNG VITAMIN
*Uống vitamin A quá nhiều là nguyên nhân gây độc gan, tùy thuộc vào liều lượng có thể dẫn đến xơ gan.
Uống thường xuyên liều lớn vitamin A (trên 25.000 đơn vị/ngày) có thể gây ngộ độc mạn tính và tổn thương gan.Tổn thương gan có thể xảy ra khi uống 15.000 – 40.000 đơn vị/ngày trong 1 năm nhưng liều cao hơn có thể gây ngộ độc trong vài tháng.Tổn thương gan nhiều hay ít tùy thuộc liều lượng và thời gian sử dụng.
Nhiều bệnh nhân có bệnh gan do vitamin A gây ra có khi không nhận thấy, chỉ khi bác sỹ lâm sàng thấy có hiện tượng bệnh nhân dùng vitamin A kéo dài kèm viêm gan, tăng áp lực tĩnh mạch cửa lúc đó mới phát hiện ra, người nghiện rượu nguy cơ càng cao.
*Khi sử dụng liều cao vitamin D có thể gây ngộ độc mà biểu hiện lâm sàng là chán ăn, nôn, mất nước, khát, tăng huyết áp, giảm cân, yếu thận, yếu cơ, đau xương khớp…
Trong thời gian mang thai, nếu sử dụng quá liều vitamin D có thể dẫn đến rối loạn tăng trưởng, dị dạng bào thai.
Không sử dụng vitamin D cho người mắc bệnh lao phổi đang thời kỳ tiến triển hoặc bệnh nhân đang mắc bệnh ở ruột và dạ dày,bệnh cấp và mạn ở gan và thận, bệnh tăng calcium trong máu và suy tim.
Vitamin D bị lạm dụng làm tăng calcium trong máu gây nên sự lắng đọng calcium không bình thường tại thận hay ở động mạch và cơ vân, có khi còn làm tăng calcium ở nước tiểu dẫn đến thành mạch bị đọng vôi gây nên tăng huyết áp.
*Lượng dư thừa vitamin E không được sử dụng sẽ nhanh chóng đào thải ra khỏi cơ thể. Liều cần thiết cho cơ thể sử dụng hàng ngày trung bình khoảng từ 100 – 400 đơn vị. Vitamin E hầu như không có tác dụng phụ khi sử dụng ở liều thông thường.Tuy nhiên, nếu lạm dụng vitamin E hay dùng quá liều có thể gây buồn nôn, dạ dày bị kích thích hoặc tiêu chảy, chóng mặt, nứt lưỡi hay viêm thanh quản, những triệu chứng này sẽ nhanh chóng mất đi sau khi ngừng dùng thuốc.
*Lạm dụng vitamin B12 có thể gây loạn sảng hay vitamin C gây toan huyết hoặc đặc biệt khi phụ nữ mang thai thừa vitamin C gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
Theo thông tin của tạp chí American journal of Epidemiology thì trong suốt thời gian mang thai mà phụ nữ lạm dụng bổ sung vitamin B9 sẽ làm tăng nguy cơ bệnh suyễn đối với trẻ em sau khi sinh. Kết luận này được rút ra từ các nhà khoa học Trường Đại học Adelaide Hoa Kỳ đã theo dõi ở 550 phụ nữ và đã phát hiện những người bổ sung quá nhiều vitamin B9 suốt thời kỳ mang thai tăng tới 30% khi sinh con ra bị mắc bệnh suyễn đã so sánh với những người cùng bổ sung chất này nhưng được hướng dẫn của bác sỹ hoặc chỉ bổ sung trong thời gian đầu.