A.Bài thuốc chữa phù thũng do viêm thận
Bí xanh, tỏi, gừng kết hợp với một số thảo dược khác có tác dụng trừ thấp, tiêu phù, lợi tiểu, vì vậy rất hiệu quả trong việc trị phù thũng do viêm thận, bệnh tim, suy dinh dưỡng... Dưới đây là 4 bài thuốc dễ thực hiện.
Bài 1: Trị phù thũng do viêm thận :
-Cần gừng tươi 50 g, -Rễ cỏ tranh 500 g,
-Hành củ 7 củ, -Táo tầu 300 g,
-Cá quả một con khoảng 500 g, -Chè 200 g,
-Bí xanh 500 g, -Đường phèn 250 g.
Gừng, bí xanh, rễ cỏ tranh, táo tàu, chè cho vào nồi đổ nấu sôi với 1,5 lít nước, sau đó gạn lấy nước, bỏ bã đi, đun nhỏ lửa cho đến khi cạn còn một lít. Tiếp đó cho cá quả làm sạch vào nồi đất, đổ nước thuốc vào đun nhỏ lửa cho đến khi cá chín, cho hành củ, đường phèn vào. Chia làm 3 lần ăn hết cả cái và nước trong ngày.
Bài thuốc có tác dụng kiện tỳ bổ thận, lợi thủy, tiêu phù.
Bài 2: Trị phù thũng do viêm thận, phù do đau tim, phù do suy dinh dưỡng.
-Cần tỏi 5 củ, -Bí xanh 250 g
-Hành củ 7 củ, -Cá quả một con khoảng 300 g. Tỏi bỏ vỏ, hành rửa sạch,
cá quả đánh vẩy, mổ bỏ ruột rửa sạch. Sau đó tất cả cho vào nồi, đổ nước vừa phải ninh cho chín nhừ, ăn cả nước và cái.
Bài 2: Trị phù thũng do viêm thận, phù do đau tim, phù do suy dinh dưỡng (tt)
Mỗi ngày làm một lần ăn liên tục trong 7 ngày.
Tác dụng kiện tỳ, trừ thấp, tiêu phù.
Bài 3: Trị phù do viêm thận hoặc bệnh tim :
-Tỏi một củ, -Phục linh 20 g
-Dưa chuột một quả, -Xa tiền tử 20 g,
-Trư linh 20 g.
Trư linh tán nhỏ rồi đem tỏi, dưa chuột giã nát nhuyễn, rồi cho ba thứ trên vào trộn đều thành bánh, đắp vào huyệt quan nguyên nằm ở trên đường thẳng từ rốn xuống, cách dưới rốn ba tấc khi nằm ngửa. Sau đó đặt gạc lên dùng băng dính cố định lại.
Bài 4: Trị phù thũng do viêm thận, phù chân
-Tỏi 180 g, -Đậu đỏ 240 g,
-Lạc nhân 120 g, -Cỏ bấc 10 đoạn.
Các vị cho vào nồi ninh chín nhừ, chia làm 2-4 lần ăn vào lúc đói, kiêng ăn muối.
Tác dụng thông dương hóa thấp, lợi tiểu, tiêu phù.
B. Những điều nên và không nên trong sử dụng kháng sinh
Cơ thể ta có một hệ thống miễn dịch (gồm các tế bào bạch cầu, kháng thể…) luôn sẵn sàng chống trả, tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập. Khi các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập và phát triển quá nhanh, quá nhiều, vượt khỏi sự kiểm soát của hệ thống miễn dịch, sẽ làm ta mắc bệnh nhiễm trùng. Có 2 loại vi sinh vật gây bệnh phổ biến là siêu vi (còn gọi là virus) và vi khuẩn. Khi mắc bệnh nhiễm trùng, ta phải dùng kháng sinh để điều trị, nhưng kháng sinh chỉ có tác dụng trị những bệnh nhiễm do vi khuẩn chứ đa phần không trị được bệnh nhiễm do virus. Khi sử dụng kháng sinh, chúng ta nên lưu ý một số vấn đề nhằm phát huy tác dụng cao nhất của thuốc.
NHỮNG VẤN ĐỀ NGƯỜI SỬ DỤNG KHÁNG SINH CẦN TUÂN THỦ :
*Nên biết kháng sinh là loại thuốc gì?
Kháng sinh là những hợp chất trước đây có nguồn gốc thiên nhiên (tức được ly trích từ các vi sinh vật như vi nấm), và nay được tổng hợp, có tác dụng ức chế sự phát triển hoặc tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh. Kháng sinh có tác dụng rất tốt nếu được sử dụng đúng theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Còn nếu sử dụng không đúng, có thể sẽ gây nhiều tác hại khôn lường.
*Kháng sinh cho tác dụng như thế nào?
Kháng sinh chống lại vi khuẩn bằng cách làm hư hại thành phần cấu tạo của chúng như lớp vỏ bảo vệ, màng trao đổi chất v.v... Tuy nhiên, trong phương diện điều trị, người ta quan tâm đến hai loại tác dụng: tác dụng diệt khuẩn và tác dụng kìm khuẩn (kìm khuẩn có khi còn được gọi là hãm khuẩn, trụ khuẩn, tĩnh khuẩn). Kháng sinh diệt khuẩn có tác dụng giết chết vi khuẩn, còn kháng sinh kìm khuẩn chỉ làm cho vi khuẩn ngưng phát triển, không sinh sản chứ không bị tiêu diệt. Kháng sinh kìm khuẩn được dùng khi cơ thể người bệnh còn sức đề kháng, hệ thống miễn dịch còn đủ mạnh để tiêu diệt vi khuẩn đã bị thuốc làm cho yếu đi. Nếu cơ thể người bệnh quá yếu, bắt buộc phải dùng các loại kháng sinh diệt khuẩn. Chỉ có thầy thuốc mới biết kháng sinh nào là diệt khuẩn và kháng sinh nào là kìm khuẩn, cũng như việc dùng mỗi loại trong từng trường hợp cụ thể.
*Những loại nhiễm trùng nào cần dùng kháng sinh?
Như đã trình bày, kháng sinh chỉ được dùng để điều trị bệnh nhiễm khuẩn chứ không trị được những bệnh nhiễm virus như cảm cúm. Các bệnh nhiễm khuẩn thường gặp là viêm nhiễm tai mũi họng như viêm xoang, viêm tai giữa, viêm nhiễm đường hô hấp : viêm phế quản, viêm phổi, viêm đường tiết niệu, nhiễm trùng da v.v...
*Kháng sinh có thể gây ra các tác dụng phụ :
Các tác dụng phụ do kháng sinh gây ra có thể chia làm 3 loại:
- Dị ứng : nhẹ là nổi mề đay, ban đỏ, ngứa. Nặng có thể dẫn đến sốc phản vệ gây tử vong.
- Nhiễm độc các cơ quan : như gây độc đối với gan, thận (Tetracyclin, Sulfamid), các tế bào máu (Cloramphenicol), thần kinh thính giác (Streptomycin, Gentamycin), xương răng (Tetracyclin làm hại răng trẻ em)...
- Loạn khuẩn đường ruột dẫn đến tiêu chảy : đây là tác dụng phụ thường gặp, đối với trẻ có thể gây mất nước nghiêm trọng hoặc thiếu vitamin do tiêu chảy bởi kháng sinh.
*Hiện tượng đề kháng kháng sinh :
-Đề kháng kháng sinh là tình trạng do sử dụng kháng sinh không đúng (dùng không đủ liều, không đủ thời gian) nên không tiêu diệt được hoàn toàn vi khuẩn, một số còn sống sót sẽ có khả năng đề kháng lại kháng sinh đã sử dụng, do đó kháng sinh đã sử dụng sẽ không còn tác dụng ở những lần điều trị sau.
-Nên sử dụng kháng sinh theo sự chỉ định của bác sĩ điều trị
-Đặc biệt đối với trẻ em, khi nghi ngờ trẻ bị bệnh do nhiễm khuẩn, nên đưa trẻ đến bác sĩ để được khám và chỉ định thuốc. Chỉ có bác sĩ mới biết rõ khi nào cần sử dụng kháng sinh, chọn lựa loại gì và hướng dẫn dùng đúng thuốc, đúng cách, đủ liều, đủ thời gian nên lưu ý để tránh hiện tượng đề kháng kháng sinh đã nêu trên, phải dùng thuốc đúng liều lượng và đủ thời gian như bác sĩ đã chỉ định.
NHỮNG ĐIỀU CẦN TRÁNH
-Không nên tự ý sử dụng kháng sinh.
-Ở nhiều nước trên thế giới, bệnh nhân chỉ có thể mua kháng sinh ở nhà thuốc khi có đơn của bác sĩ. Ở nước ta, Bộ Y tế có quy định một số rất ít kháng sinh được mua không cần đơn, nhưng nói chung tình trạng tự ý sử dụng kháng sinh vẫn còn phổ biến. Nhiều kháng sinh thuộc loại rất mới, chỉ dùng hạn chế trong bệnh viện lại bị lạm dụng bừa bãi. Xin được nhắc lại, chỉ có bác sĩ điều trị mới có đủ thẩm quyền xác định loại bệnh nhiễm và loại kháng sinh điều trị thích hợp.
-Không nên ngưng sử dụng kháng sinh nửa chừng hoặc sử dụng kéo dài
-Thông thường, một số kháng sinh dùng đủ liều cho cả đợt điều trị phải mất từ 7-10 ngày, thậm chí có thể kéo dài hơn tùy theo loại bệnh và tiến triển bệnh. Ta phải theo đúng chỉ định dùng thuốc, tức là dùng đúng liều, đủ thời gian theo
đơn thuốc của bác sĩ. Đừng vì thấy bệnh có vẻ đỡ mà ngưng dùng thuốc, sẽ làm vi khuẩn không bị tiêu diệt hết trỗi dậy, vừa gây hại cho chính bản thân do bệnh tái phát, vừa ảnh hưởng đến cộng đồng vì làm gia tăng sự đề kháng kháng sinh. Còn nếu sử dụng kéo dài có thể dẫn đến những tai biến nguy hiểm.
-Không nên dùng lại kháng sinh đã dùng còn thừa .
-Rất nhiều kháng sinh quá hạn dùng có độc tính rất cao -(như Tetracyclin gây độc cho thận).
-Không nên chỉ người khác sử dụng kháng sinh khi thấy bệnh na ná giống mình,bởi vì triệu chứng bệnh có vẻ giống nhưng nguyên nhân gây bệnh có thể khác nhau. Chẳng hạn như sốt không phải là triệu chứng của mọi bệnh nhiễm khuẩn, hơn nữa một kháng sinh có thể thích hợp cho người này nhưng lại không thích hợp, thậm chí còn gây tai biến nặng nề cho người khác.