A. Cách dùng thuốc bổ sung canxi
Trên thị trường hiện có rất nhiều loại thuốc bổ sung canxi với các biệt dược khác nhau. Tuy nhiên, việc lạm dụng chúng có thể gây các bệnh như sỏi tiết niệu, canxi hóa động mạch.
Các loại thuốc có canxi được dùng điều trị các bệnh như: còi xương, loãng xương, bổ sung cho bà mẹ mang thai, cho con bú, trẻ em đang tăng trưởng... Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên cáo không nên lạm dụng, dùng quá liều, dùng thời gian kéo dài khi không có chỉ định của thầy thuốc, nếu không sẽ lợi bất cập hại.
Các loại biệt dược của thuốc canxi hiện có trên thị trường tồn tại dưới dạng: canxi gluconat, canxi carbonat, canxi photphat... Trong đó, canxi gluconat được hấp thu tốt hơn. Một số loại biệt dược chỉ có canxi mà không có vitamin D như: Calcium corbier dưới dạng ống thủy tinh 5 ml và 10 ml. Ống 5 ml chứa 550 mg canxi gluconat, thường dùng cho trẻ em trên 5 tuổi và người lớn. Một loại biệt dược nữa cũng chỉ có canxi là Ostram 0,6 mg và 1,2 g canxi phosphane. Khi dùng các loại này, phải dùng kèm vitamin D.
Phần lớn các loại biệt dược khác ngoài canxi còn có vitamin D3 và một số các vitamin khác như calcinol, torecals, shelcal, caloshel, calcinplus, bone-care, a calcium, dongkoocalcium... Khi dùng các biệt dược này không cần dùng kèm vitamin D.
Tất cả các loại canxi trên được chỉ định điều trị các tình trạng thiếu canxi và vitamin D như còi xương ở trẻ em, loãng xương ở người lớn, các trường hợp nhu cầu canxi gia tăng như phụ nữ có thai và cho con bú, giai đoạn tăng trưởng mạnh (trẻ đẻ thiếu cân, tuổi dậy thì, trẻ em đang tăng trưởng, có biểu hiện thiếu canxi...), người bị gãy xương...
Tùy theo hàm lượng canxi chứa trong một vỉ hoặc ống, túi (5 ml) mà có liều dùng khác nhau. Thông thường trẻ dưới 1 tuổi nên dùng 300-400 mg canxi/ngày. Trẻ 1-5 tuổi: 450-500 mg canxi/ngày. Trẻ lớn hơn 5 tuổi: 600 mg canxi/ngày. Phụ nữ có thai và cho con bú, người già loãng xương: 800-1.000 mg canxi/ngày.
Tránh dùng canxi cho những người tăng canxi máu, tăng canxi niệu, sỏi thận, vôi hóa mô, suy thận mạn tính... Một số người bị loãng xương, hoặc còi xương, hay có thai đã tự ý dùng thuốc bổ sung canxi gây quá liều. Những biểu hiện của quá liều canxi gồm khát nước, tiểu nhiều, buồn nôn, nôn mửa, mất nước, tăng huyết áp, rối loạn tim mạch... Khi có các biểu hiện trên, phải ngừng tất cả các nguồn cung cấp canxi và vitamin D, đến gặp bác sĩ ngay để được bù nước. Tùy theo mức độ nặng nhẹ của việc ngộ độc, các bác sĩ có thể dùng thêm thuốc lợi tiểu, corticoid, thẩm thấu màng bụng...
Thừa canxi gây sỏi thận mạn tính, khớp vai, canxi hóa động mạch... Khi uống quá liều, lượng canxi thừa ít được hấp thu, nếu được hấp thu sẽ bị thải ra ngoài cùng nước tiểu gây sỏi thận. Lượng canxi trong máu được điều hòa một cách nghiêm ngặt, ít khi có biến đổi dù là thừa hay thiếu. Vì vậy, muốn biết có bị thừa canxi hay không, nên định lượng canxi niệu 24 giờ. Nếu lượng canxi niệu trên 300 mg/24 giờ (7,5mmol/24 giờ) thì phải ngừng điều trị. Khi sử dụng canxi, nên uống vào buổi sáng hoặc trưa (tốt nhất là vào buổi sáng) sau ăn một giờ vì dùng vào buổi tối dễ gây sỏi thận và kích thích mất ngủ. Trong các trường hợp phải điều trị lâu dài nên kiểm tra canxi niệu thường xuyên.
B. Các loại thuốc bổ sung canxi tốt nhất cho trẻ
Canxi là một trong những dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Việc bổ sung canxi đúng cách cho bé là điều các bậc phụ huynh quan tâm hàng đầu. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại thuốc bổ sung canxi, cha mẹ cần có những hiểu biết nhất định để có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp và an toàn với sức khỏe của con mình.
1.Các loại thuốc biệt dược bổ sung canxi
Ngoài thực phẩm tươi trong các bữa ăn hàng ngày, các loại thuốc bổ sung canxi cũng rất cần thiết để phòng tránh nguy cơ còi xương, chậm lớn và hạn chế chiều cao ở trẻ. Thị trường hiện nay có rất nhiều các loại thuốc bổ sung canxi nhưng phần lớn là canxi thường, bị hạn chế về khả năng hấp thụ cũng như tác dụng phụ của chúng (trẻ biếng ăn hơn, táo bón, nặng hơn là dư thừa canxi ảnh hưởng xấu đến thận…).
Để có thể chọn được sản phẩm phù hợp, an toàn và tốt nhất cho con bạn, bố mẹ cần tìm hiểu kĩ về thành phần của thuốc cũng như phản hồi của khách hàng.
Dưới đây là các nhóm sản phẩm phân theo thành phần để phụ huynh tiện tham khảo:
-
Các loại thuốc bổ sung canxi (không có vitamin D): Cốm Cansua 3, Calcium corbier (ống thủy tinh 5ml, 10ml), Calcium Hasan 500mg (viên sủi), siro ăn ngon Hoa Thiên, viên uống Calci Tôm Hùm, Calcium Sandoz 500mg (viên sủi), viên uống Help Growing Up 100%, siro growee, bột CanaSure, viên nhai hoặc ngậm Animal Parade Calcium…
-
Các loại thuốc bổ sung canxi và vitamin D3: Sirô Unikids IQ, Siro Puccano, siro ăn ngon ích nhi, Siro NEWKID’S, siro canxi Kanguru, siro bé khỏe Khang Việt, siro Gold, Calci cốm Canxiking, viên uống Canxi Calcium 600 mg + D3, viên uống Calcium With Vitamin D, viên uống Cansua 3+, Cốm BabySmile, Pediakid Calcium Croissance, Cốm nano canxi Bibokids, canxi nano for kids, viên uống MORICAL Liquid Calcium Softgel, Calcap (thuốc), TPCN Vững Cốt…
-
Thuốc bổ sung canxi nano,vitamin D3 và DHA, Taurin, Lysin: Siro canxi nano. Siro canxi nano là sản phẩm tiên tiến, ứng dụng công nghệ nano có thể khắc phục những hạn chế của các loại canxi thông thường. Với kích thước siêu nhỏ, canxi nano tăng khả năng hấp thu lên tối đa. Không chỉ vậy, Siro canxi nano còn chứa vitamin D3, B1,B2, kẽm, lysin giúp cho trẻ hấp thụ tốt canxi, tăng trưởng chiều cao, ngủ ngon giấc và an toàn với hệ tiêu hóa. Đặc biệt, siro canxi nano còn có DHA và Taurin hỗ trợ tối đa hệ thần kinh và sự phát triển của não bộ, giúp trẻ thông minh hơn.
2.Nên chọn loại canxi nào cho trẻ ?
Trong các loại thuốc bổ sung canxi cho trẻ, loại nào là tốt nhất luôn là câu hỏi khó đối với bố mẹ. Theo nghiên cứu, canxi tốt là canxi có khả năng hấp thu tối đa, vừa cung cấp đầy đủ canxi cho bé ngu giấc, xương răng chắc khỏe mà lại không gây kích ứng dạ dày, và không gây tác dụng phụ.
Để lựa chọn được loại canxi an toàn cho con, chúng ta cần lưu ý những điểm sau:
-
Canxi được bào chế dạng siro: Sẽ giúp tăng khả năng hấp thu canxi lên nhiều lần. Hơn nữa lại ngon miệng, dễ uống rất phù hợp với đối tượng là trẻ em.
-
Ứng dụng công nghệ nano hiện đại: Canxi nano là lựa chọn tối ưu để bố mẹ bổ sung cho bé. Theo kết quả thực tế, sử dụng canxi nano cho khả năng hấp thụ cao hơn hẳn, gấp 200 lần so với canxi thông thường.
-
Canxi nano kết hợp với vitamin D3: Canxi và vitamin D3 là bộ đôi không thể tách rời nhau bởi vitamin D3 là chất dẫn truyền để cơ thể hấp thu canxi.
-
Siro canxi có vitamim nhóm B, kẽm, lysin: Kích thích bé ăn ngon miệng, ổn định hệ tiêu hóa non nớt của trẻ.
-
Siro canxi có chứa DHA và taurin: Tuy DHA và taurin không hỗ trợ hấp thụ canxi nhưng nó lại là thành phần quan trọng giúp phát triển não bộ và hệ thần kinh cho trẻ.
Trong những năm đầu đời trẻ cần được bổ sung đầy đủ dưỡng chất để có thể phát triển toàn diện. Vấn đề là khi bổ sung tách rời thì không tránh khỏi nhiều lúc bố mẹ quên hoặc bổ sung không đủ cho bé. Vì thế, giải pháp tốt nhất là lựa chọn sản phẩm kết hợp trong một. Siro canxi nano là sản phẩm đáp ứng được những tiêu chí trên, không những bổ sung canxi hiệu quả mà còn giúp bé thông minh, ăn ngon, ngủ khỏe lại tuyệt đối an toàn.
3.Liều lượng canxi thế nào là đủ
Thống kê mới nhất của Viện Y xã hội học cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ em Việt Nam (<5 tuổi) là 29,3%, một phần do bị thiếu canxi. Canxi có vai trò quan trọng với sự phát triển của xương, nhu cầu canxi sẽ tăng lên theo độ tuổi. Tuy nhiên, bổ sung thừa canxi cũng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.
Vì vậy, bố mẹ cần lưu ý để bổ sung đúng lượng cho bé, tránh việc bổ sung thừa hay thiếu canxi.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nhu cầu canxi theo độ tuổi cụ thể như sau:
-
Trong giai đoạn sơ sinh, để tăng sức đề kháng và thiếu hụt canxi của trẻ, mẹ cần cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất trong 4 – 6 tháng đầu tiên và kéo dài đến 24 tháng. Bên cạnh đó, một chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng quan trọng, sử dụng các thực phẩm giàu canxi như sữa, các loại rau có màu xanh đậm, hải sản,…. để cung cấp canxi cho trẻ.
-
Bé trên 6 tháng tuổi, bố mẹ bổ sung Siro canxi nano hiệu quả tối ưu với liều lượng như sau:
-
Với bé dưới 3 tuổi, mẹ bổ sung cho bé 15ml/ngày (1 túi/ngày). Với các bé nhỏ hơn, căn cứ vào mức độ thiếu canxi của trẻ hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ mẹ có thể bổ sung cho bé từ 2,5 ml đến 5ml/ngày.
-
Với bé trên 3 tuổi, mẹ cho uống siro canxi nano 30ml/ngày (2 túi/ngày).
Lưu ý: Mẹ cho bé uống vào buổi sáng sau ăn khoảng 15 – 30 phút và không bổ sung sau 2 giờ chiều. Uống theo đợt kéo dài 4 – 6 tuần liên tục, năm dùng 3 đến 4 đợt.
Song song với việc sử dụng các loại thuốc bổ sung canxi, mẹ cũng nên cho bé bổ sung vitamin D bằng cách tắm nắng buổi sáng (trước 9h). Đồng thời tăng cường sử dụng thực phẩm giàu canxi như lòng đỏ trứng, hải sản và sữa…
C. Kết hợp thuốc : những "đối thủ" không đội trời chung
*Chia sẻ của BS Vũ Huy Hiệu :
Trong điều trị bệnh thường ngày, việc kết hợp một số thuốc là điều có thể vì mục đích trị bệnh phối hợp hoặc vì mục đích tăng cường bồi dưỡng cho người bệnh nhưng cần hết sức chú ý những thuốc đối kháng một trời một vực.
*Uống kháng sinh tiết niệu, cấm uống sắt :
Khi bị viêm đường tiết niệu, nhất định bạn sẽ phải cần đến kháng sinh như Ciprofloxacin chẳng hạn, kháng sinh này có thể tiêu diệt gần hết các vi khuẩn trên đường tiết niệu của bạn và nó khá nhạy. Nhưng điều cần thiết là nó phải được đưa vào máu trong cơ thể bạn trước khi có tác dụng. Viên sắt đã phá vỡ quy trình này.
Điều đó đã tạo nên một đối kháng điển hình giữa nhóm kháng sinh tiết niệu và viên sắt, hai thứ này không thể đi cùng nhau, lý do vô cùng đơn giản, viên sắt chống lại sự hấp thu của thuốc. Sắt làm kết tủa thuốc đến mức mà nếu như bạn dùng viên sắt liều cao thì nó có thể giảm tới 1/3 nồng độ thuốc được hấp thu vào máu, với nồng độ thiếu hụt như thế, thuốc chẳng thể làm được gì vi khuẩn. Vì vậy, nếu uống kháng sinh tiết niệu, tuyệt đối không được uống sắt.
*Dùng kháng sinh tả, đừng ngó tới canxi :
Khi bị bệnh tả, một trong các thuốc được sử dụng nhiều nhất đó là Tetracyclin nhưng bạn cần lưu ý nhé, nếu đang dùng kháng sinh này thì đừng có ngó ngàng tới canxi, canxi làm cho xương khỏe mạnh nhưng nó lại chẳng thể làm bạn với Tetracyclin. Trong trường hợp dùng canxi liều cao, canxi làm cho thuốc bị kết tủa theo kiểu tạo chelat, một kiểu kết hợp thuốc với kim loại, hậu quả thuốc không thể nào được hòa tan và rất khó đi vào cơ thể. Sự đối kháng này đặc biệt chú ý vì chúng ta không thể để bệnh tả kéo dài.
Khi bị bệnh tiêu chảy cấp do ngộ độc thực phẩm hay rối loạn đường tiêu hóa mà dùng Tetracyclin thì đừng có tham thuốc bổ hay bất cứ thuốc gì khác.
*Uống thuốc chống dị ứng, không dùng Ketoconazol :
Mặc dù không còn được bán nhiều trên thị trường nhưng một số nơi người ta vẫn thấy có Terfenadin và Astemizol trong danh mục thuốc chống dị ứng, lý do thuốc bị cấm là vì có một số tác dụng phụ hệ trọng nhưng một số vẫn bán vì tác dụng chống dị ứng hấp dẫn. Vào ngày Tết, bạn dễ bị các chứng dị ứng như dị ứng thức ăn, dị ứng thời tiết, dị ứng phấn hoa, nếu như có dùng một trong hai thuốc trên, đề nghị tránh thật xa thuốc Ketoconazol, cho dù bạn đang trị nấm.
Lý do là Ketoconazol làm tăng nồng độ thuốc trong máu vượt tầm kiểm soát, với một liều lượng cụ thể, thuốc sẽ vào máu khoảng chừng 80 - 90% nhưng điều này bị sai lạc với sự có mặt của Ketoconazol, nó sẽ làm sai hẳn con số này, tăng lên rất cao, nghe ra có vẻ tốt, vì tăng liều đồng nghĩa với việc tăng tác dụng nhưng hoàn toàn trái ngược. Tăng cao nồng độ hai thuốc chống dị ứng này trong máu sẽ gây ra hiện tượng xoắn đỉnh, một dạng rối loạn nhịp tim nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.
*Dùng thuốc chống đông, bỏ luôn vitamin K :
Một số bệnh nhân bị bệnh liên quan đến hệ thống đông máu nên phải dùng thuốc chống đông liên tục và kéo dài. Ví dụ như các bệnh nhân bị bệnh nhồi máu cơ tim, đột quỵ não thể nhồi máu, bệnh nhân ghép tạng. Một điều cực kỳ quan trọng là nhất định phải đảm bảo tính chống đông hiệu quả nếu không tai biến có thể dễ dàng lặp lại.
Và một thuốc tuyệt đối cấm dùng ở đây đó là vitamin K, cần phải nhớ rằng vitamin K là một thành tố quan trọng tạo nên chuỗi chu trình đông máu, một điều đang cần ngăn trở khi dùng thuốc chống đông.
*Vitamin D rất “ghét” thuốc ức chế mật :
Bí mật ở đây chính là sự thù ghét đến không thể nhìn mặt nhau của hai thuốc này, vitamin D rất cần mật để hấp thu, đó là vì vitamin tan trong dầu, mà dầu lại được hòa tan bởi mật không có mật thì sẽ dẫn đến không thể có vitamin D trong cơ thể. Thuốc ức chế mật đã làm giảm tiết mật tương đối nhiều và do đó chúng sẽ có “công hiệu” công phá vitamin D tương đối rõ nét. Chính vì vậy, đang dùng vitamin D thì không được dùng thuốc chống tiết mật hoặc nếu phải dùng thuốc chống tiết mật nên dừng vitamin D lại vì có dùng cũng chỉ có phí mà thôi.
*Dùng hạ áp, chớ nhồi canxi :
Một trong các thận trọng nên chú ý là dùng thuốc hạ huyết áp và thuốc bổ sung canxi, canxi là một thành tố quan trọng của cơ thể góp phần vào cơ chế gây co cơ trơn thành mạch và gây tăng huyết áp và một trong các thuốc điều trị huyết áp chống lại cơ chế này đó là thuốc chẹn canxi. Chúng sẽ ngăn canxi không cho đi vào hệ thống cơ trơn thành mạch, giảm tối đa sự co thắt mạch và do đó hạ được huyết áp bệnh lý.
Vì vậy, nếu như bạn đang dùng thuốc hạ huyết áp dạng thuốc chẹn canxi thì tốt nhất nên tạm thời dừng viên uống bổ sung canxi.
Không dùng chung hai thuốc này là điều tốt nhất, còn nếu như nhất định không thể dừng điều trị huyết áp (đương nhiên) và bỏ giữa chừng chế độ chống loãng xương nên chọn thuốc hạ huyết áp dòng khác như chẹn beta chẳng hạn, cũng nên giảm nồng độ viên uống canxi xuống.
*Trị nghẹt mũi thì đừng dùng long đờm :
Nghẹt mũi có bản chất là dịch mũi chảy ra quá nhiều, cơ chế là do mạch máu của niêm mạc mũi họng giãn quá mức. Trị chứng khó chịu này thực ra không quá khó, chỉ cần dùng một vài loại thuốc co mạch là giải quyết được ngay tình hình. Thuốc co mạch làm co mạch máu và giảm dịch mũi chảy ra gần như ngay lập tức.
Nhưng nếu như vậy thì bạn đừng dùng long đờm nhé, cơ chế cơ bản của thuốc này là làm đứt các cầu nối -S-S-, cầu nối cơ bản trong đờm nhầy ở đường hô hấp nhưng một trong các cơ chế khác đó là tăng tiết dịch để làm hóa lỏng đờm, cơ chế này hoàn toàn đối kháng với thuốc làm co mạch mũi. Do đó, hai thứ thuốc này hoàn toàn không thể dùng chung với nhau vì chúng làm giảm tác dụng của nhau.
*Dùng kháng sinh thì đừng truyền đạm :
Một trong các nguyên tắc điều trị với thuốc kháng sinh là không nên truyền đạm đồng thời, điều cơ bản nhất trong dùng thuốc kháng sinh là phải đủ liều lượng mà cụ thể ở đây là liều lượng được thể hiện trong máu. Chỉ cần giảm nồng độ thuốc hoạt hóa thì sẽ làm giảm hiệu lực tiêu diệt vi khuẩn.
Chúng ta cần hiểu rằng, không phải thuốc vào cơ thể là tác dụng ngay, phần lớn thuốc được kết hợp với protein trong máu và không có hoạt tính diệt khuẩn, chúng là một dạng dự trữ thuốc. Phần nhỏ thuốc tồn tại ở dạng tự do và dạng này mới là dạng chính để thể hiện tác dụng.
Khi đang dùng kháng sinh điều trị, việc truyền đạm vào đã làm tăng nồng độ đạm trong cơ thể, hệ quả là tăng chất gắn kết thuốc làm giảm nồng độ thuốc ở dạng hoạt hóa, điều này sẽ ảnh hưởng tới hoạt tính điều trị.
*Dùng thuốc chống hen, cấm dùng chẹn beta :
Loại thuốc này dễ dàng tác dụng vào cơ trơn đường thở với một điều kiện là không có mặt kẻ đối kháng truyền kiếp : thuốc chẹn beta.
Thuốc chẹn beta là một trong các thuốc chống tăng huyết áp và điều chỉnh rối loạn nhịp tim, không thể chối cãi tác dụng điều trị nhưng cũng không thể chối bỏ tác dụng phụ trên đường thở, những thuốc này làm co thắt đường thở nghiêm trọng và hoàn toàn đối kháng với tác dụng của thuốc chống hen.
Tốt nhất chúng đã không ưa nhau thì bạn không cho chúng đi cùng nhau. Vì thế nào cũng có một kẻ thắng và nếu như thuốc chẹn beta quá mạnh, cơn hen sẽ phá đám ngày vui Tết của bạn. Giải pháp : chuyển từ thuốc chẹn beta sang thuốc chẹn canxi là tốt nhất.