Tìm kiếm tin tức
Bạn đánh giá Website của bệnh viện chúng tôi như thế nào?
Thông tin thuốc tháng 12 năm 2016
Ngày cập nhật 19/01/2017

A. THÔNG TIN THUỐC MỚI

B. THÔNG TIN THUỐC TỒN

C. CẨN TRỌNG ĐỂ DÙNG THUỐC HO ĐÚNG CÁCH CHO TRẺ

A.THUỐC MỚI :       

                            

Stt

Tên thuốc, nồng độ, hàm lượng

Đ.vị

Biệt dược

1

Amox 875mg + Acid kali 125mg

Viên

Auclanityl 1g

2

Terpin codein

Viên

Cendein

3

Aluminum phosphat

Gói

Oriphospha

4

Altamin

Viên

Altamin

5

Acyclovir 5%

Tube

 Cadirovib

6

Acetyl cystein

Gói

Esomez

         

 

B. DANH MỤC THUỐC TỒN KHO ( THUỐC TỒN THẦU TRƯỚC):

 

Stt

Tên thuốc, nồng độ, hàm lượng

S.Lượng

Đ.vị

Ghi chú

1

Insulin 30/70

80

Lọ

HD : 03/2017

 

C. CẨN TRỌNG ĐỂ DÙNG THUỐC HO ĐÚNG CÁCH CHO TRẺ

Ho làm sạch đờm từ phế quản phổi, trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới ho làm bệnh mau khỏi, cha mẹ không nên cho bé dùng thuốc giảm ho.

Thời tiết đang thay đổi thất thường tại các tỉnh miền Bắc làm gia tăng trẻ mắc các bệnh đường hô hấp. Tại khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) trong số trên 400 trẻ đến khám mỗi ngày thì có đến 60% bệnh nhi mắc các bệnh hô hấp. Trong đó, ho là triệu chứng thường gặp nhất của nhiễm khuẩn hô hấp trên hoặc dưới.

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào dùng thuốc giảm ho, ức chế ho cũng tốt. Theo phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, sử dụng đúng thuốc ho trong điều trị sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ sử dụng kháng sinh. Nhiều cha mẹ cứ thấy con húng hắng ho là lo lắng, mà không biết đó là triệu chứng có lợi của cơ thể giống như sổ mũi hay sốt. Ho nhiều là phản xạ khạc nhổ các dịch chất tiết (đờm), chất nhày từ mũi xuống họng, nếu trẻ ho được thì nhanh khỏi bệnh.

nhung-thuoc-ho-de-dung-sai-ma-khong-biet

Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai.

 

Theo dõi về lâm sàng cho thấy ho về đêm do nhiễm khuẩn hô hấp trên ở trẻ chỉ làm phiền bà mẹ và người xung quanh nhiều hơn là đối với chính trẻ, đôi khi ho có thể gây nôn thứ phát, tuy vậy rất hiếm khi làm trẻ kiệt sức hoặc không thể ngủ được vì ho. Vì thế, cha mẹ chỉ chữa khi các triệu chứng nhiều như ho quá nhiều, đặc biệt là nôn sau ho, có thể uống thuốc giảm ho.

Dưới đây là một số lời khuyên của bác sĩ khi sử dụng thuốc giảm ho:

*Trẻ ho, cảm lạnh:

Hầu hết các trẻ nhiễm khuẩn hô hấp trên do virus hay ho và cảm lạnh, không cần dùng thuốc. Bệnh sẽ tự khỏi sau vài ngày hoặc 1-2 tuần.

Trong một số trường hợp cần thiết có thể sử dụng các thuốc ho đông y an toàn hoặc các thuốc ho chế biến từ thảo dược như hoa hồng hấp đường, chanh hoặc quất hấp mật ong, lá hẹ… hoặc một số thuốc ho đông y có nguồn gốc từ thảo dược. Có thể dùng một số loại thuốc ho Tây y nhưng cần lựa chọn thích hợp đối với từng trường hợp cụ thể.

*Các loại thuốc ho:

a)Thuốc ho long đờm:

- Acetylcystein:

+Tác dụng: Tiêu chất nhày, làm giảm độ đặc quánh của đờm ở phổi bằng cơ chế kích thích để bệnh nhân dễ ho tống đờm ra ngoài.

+Chỉ định: Biện pháp hỗ trợ trong điều trị viêm phế quản, viêm phổi ở trẻ.

Lưu ý: Cần thận trọng không nên dùng cho trẻ có tiền sử bị bệnh hen phế quản vì có nguy cơ gây co thắt phế quản.

- Ambroxol:

+Tác dụng: Long đờm, tiêu nhày nhưng chưa được chứng minh đầy đủ. Các nghiên cứu trên lâm sàng cho thấy, thuốc có tác dụng cải thiện triệu chứng ho cho bệnh nhân bị tắc nghẽn phế quản nhẹ và vừa, không có tác dụng trên các trường hợp nặng.

+Chỉ định: Trẻ trên 5 tuổi bị nhiễm trùng đường hô hấp trên và dưới như: viêm mũi xoang, viêm phế quản mãn, hen phế quản có tăng tiết nhiều dịch nhày bất thường như một biện pháp hỗ trợ.

Lưu ý: Cần hết sức thận trọng và không nên dùng cho trẻ dưới 5 tuổi, trẻ bị loét dạ dày tá tràng, ho ra máu vì có thể làm tan các cục máu đông làm xuất huyết trở lại.

- Carbocysteine:

+Tác dụng: Làm loãng chất tiết phế quản, giảm độ quánh và đặc của đờm làm cho bệnh nhân dễ dàng ho, bật ra đờm.

+Chỉ định: Trong bệnh lý đường hô hấp kèm theo hiện tượng khó khạc đờm như các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dưới ở thể nhẹ và vừa.

Lưu ý: Cần thận trọng không nên dùng cho trẻ bị loét dạ dày tá tràng.

b)Thuốc kháng histamine:

- Clopheniramine:

+Chỉ định: Điều trị các trường hợp viêm mũi dị ứng. Trong nhiều trường hợp ở trẻ nhỏ, viêm mũi dị ứng thường gây ho do dịch mũi chảy vào họng vì vậy thuốc có tác dụng chữa ho do viêm mũi dị ứng.

Thuốc thường được phối hợp với một số chế phẩm khác để điều trị ho và cảm lạnh.

Lưu ý: Cần hết sức thận trọng không nên dùng cho các trường hợp viêm phế quản, viêm phổi hoặc trong cơn hen phế quản cấp vì có thể làm quánh niêm mạc dịch, dễ dẫn đến suy thở hoặc có tác dụng phụ như: gây khô miệng, buồn ngủ hoặc làm một số trẻ ăn kém hơn.

- Diphenhydramin:

+Chỉ định: Cũng như Clopheniramine, thuốc chủ yếu được dùng trong các trường hợp viêm mũi dị ứng và hiện nay cũng thường phối hợp với một số chế phẩm khác để điều trị ho và cảm lạnh.

Lưu ý: Thận trọng và chống chỉ định khi dùng thuốc cũng tương tự như Clopheniramine. Thuốc thường gây buồn ngủ nhiều hơn nên thận trọng khi dùng cho trẻ dưới 2 tuổi.

d)Các alkaloid thuốc phiện và dẫn chất:

- Dextromethorphan: Thuốc giảm ho có tác dụng lên trung tâm ho ở hành não.

+Tác dụng: Giảm ho nhất thời đối với các trường hợp ho do kích thích nhẹ ở phế quản, thường gặp trong ho cảm lạnh thông thường. Thuốc không có tác dụng long đờm. Mặc dù độc tính thấp nhưng nếu dùng liều cao có thể gây ức chế hô hấp do ức chế hệ thần kinh trung ương.

+Chỉ định: Ho cảm lạnh thông thường ở trẻ

Lưu ý: Thận trọng không nên dùng cho trẻ dưới 2 tuổi và những trường hợp bệnh nặng có ứ đọng nhiều đờm dãi.

- Codein:

+Tác dụng: Giảm đau là chính, ngoài ra cũng có tác dụng giảm ho do tác động trực tiếp lên trung tâm ho ở hành não.

Lưu ý: Thuốc làm khô và quánh dịch tiết ở phế quản. Nó cũng có thể gây nghiện nếu dùng kéo dài và một số trường hợp có thể gây ức chế hô hấp nếu dùng quá liều. Vì thế, không nên dùng để giảm ho cho trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi.

D.Các chế phẩm chứa menthol hoặc long não:

Không được uống hoặc nhỏ mũi, không được bôi ở gần mũi hoặc miệng hoặc hít thở vào. Long não rất độc nếu uống với liều 50-500 mg/kg cân nặng có thể gây co giật và tử vong, vì vậy không dùng ch

                                                                                                                                      Phương Trang

                                                                                                                         (Bài sưu tầm báo Vnexpress)

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Lịch công tác tuần
Thứ hai ngày 20/05/2024
Phó Giám Đốc: Trần Đức Tuấn
Sáng: Kiểm tra an toàn VSLĐ
Chiều: Kiểm tra an toàn VSLĐ
Thứ ba ngày 21/05/2024
Giám đốc: Nguyễn Văn Vỹ
14:00: Tập huấn nhân viên cấp dưỡng nhân viên mầm non
14:00: Tham dự hội nghị tổng kết tuyển chọn công dân nhập ngũ
Phó Giám Đốc: Trần Đức Tuấn
08:00: Tham dự hội nghị trực tuyến toàn quốc về đảm bảo ATTP
Phó Giám Đốc: Dương Thị Thu Hằng
08:00: Tham dự và làm việc với Đoàn công tác TW về" Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới"
08:00: Tham dự dự họp về đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới
Thứ tư ngày 22/05/2024
Giám đốc: Nguyễn Văn Vỹ
07:30: Tham dự Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang giai đoạn 2019-2024
07:45: Họp hội đồng kỹ luật viên chức
14:00: Tập huấn nhân viên cấp dưỡng- dự án cải thiện dinh dưỡng
14:00: Tập huấn cấp dưỡng cán bộ y tế Xã/ Phường - dự án cải thiện dinh dưỡng
Thứ năm ngày 23/05/2024
Giám đốc: Nguyễn Văn Vỹ
14:00: Tập huấn cấp dưỡng cán bộ y tế Xã/ Phường - dự án cải thiện dinh dưỡng
Thứ sáu ngày 24/05/2024
Giám đốc: Nguyễn Văn Vỹ
14:00: Tập huấn cán bộ y tế trường học- dự án cải thiện dinh dưỡng
Thứ bảy ngày 25/05/2024
Chủ nhật ngày 26/05/2024
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 2.561.560
Truy cập hiện tại 13

Chung nhan Tin Nhiem Mang