Bắt đầu buổi truyền thông; Bằng những dẫn chứng cụ thể, Ths Bs Đoàn Chí Hiền đã chỉ rõ: Hiện nay, sự kỳ thị và phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV vẫn còn xảy ra, với các biểu hiện công khai hoặc ngấm ngầm, thô bạo hoặc tế nhị, ở nhiều hoàn cảnh khác nhau, dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do sự thiếu hiểu biết hoặc hiểu biết không đúng, không đầy đủ về HIV/AIDS; Đồng thời trong một thời gian dài, việc truyền thông “hù dọa” với những hình ảnh chết chóc, đầu lâu xương chéo hay hình ảnh những người lở loét toàn thân, gầy dơ xương... đã vô tình đã tạo sự hiểu lầm, khiến cộng đồng sợ hãi.
Trong những năm trở lại đây, công tác truyền thông về HIV/AIDS đã chú trọng đến việc cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chính xác, giải thích rõ những nguy cơ bị lây truyền và không thể lây truyền HIV. Bên cạnh công tác này, chúng ta cũng đã tăng cường truyền thông về lợi ích của điều trị bằng thuốc kháng vi rút (ARV), mặc dù đây không phải là thuốc chữa khỏi được HIV nhưng rất đặc hiệu cho việc ức chế sự nhân lên của vi rút làm cho sức khỏe của người nhiễm HIV được nâng lên, giảm tử vong, giảm lây truyền HIV và hạn chế bị mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội khác.
Sau nhiều năm đổi mới trong truyền thông phòng, chống HIV/AIDS; nhận thức của cộng đồng về HIV/AIDS đã từng bước nâng lên, đồng thời tạo sự cảm thông, chia sẻ, tiến tới xóa bỏ kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV. Để đạt được điều đó; Tuyên truyền viên hi vọng các cán bộ y tế tham gia buổi truyền thông ngày hôm nay sẽ tiếp tục là những tuyên truyền viên đến những bệnh nhân, người thân và cộng đồng.
Cũng trong buổi truyền thông, CN Thái Văn Khoa đã chia sẽ kỹ năng viết tin bài truyền thông giáo dục sức khỏe, qua đó giúp cho các cán bộ Y tế nắm được luật báo chí, cấu trúc, thể thức,…để viết một tin bài hoàn chỉnh, góp phần nâng cao chất lượng công tác truyền thông giáo dục sức khỏe nhằm đem đến cho người dân thêm nhiều kiến thức trong chăm sóc sức khỏe của bản thân ngày càng tốt hơn.
Một số hình ảnh;