|
|
| | |
|
|
| |
Hướng dẫn cách điều trị và phòng ngừa bệnh ho gà ở trẻ em. Ngày cập nhật 19/09/2019
Khi nghi ngờ bé mắc bệnh ho gà ở trẻ em, mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để giảm nguy cơ gây ra các biến chứng và có biện pháp điều trị phù hợp nếu chẳng may bé mắc phải.
-
Những triệu chứng nghi ngờ trẻ bị ho gà:
-
Khi mới bị nhiễm ho gà bé thường có những biểu hiện giống như cảm lạnh thông thường, do vậy rất khó để chẩn đoán bệnh ho gà ở trẻ em trong giai đoạn đầu.
-
Tuy nhiên, mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ ngay khi bé có các triệu chứng sau:
-
Ho dữ dội và thường xuyên (đặc biệt là những bé sơ sinh không được tiêm ngừa đầy đủ hoặc các bé đã tiếp xúc với người bị ho mãn tính hoặc bị nhiễm ho gà).
-
Môi và đầu ngón tay của trẻ sẫm màu hoặc có màu xanh dương
-
Trẻ kiệt sức sau khi ho, ăn kém, ói sau khi ho, bé trông" ốm yếu"
-
Đối với các bé sơ sinh hoặc các bé có thể trạng yếu, mẹ nên mang bé đi gặp bác sĩ ngay khi bé có các triệu chứng như người tím tái, ngừng thở và ói mửa.
-
Hãy đưa bé đến bác sĩ nếu mẹ nghi ngờ bé mắc bệnh ho gà ở trẻ em
-
Điều trị ho gà ở trẻ em bằng thuốc
-
Ho gà ở trẻ em thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh.
-
Thuốc hiệu quả nhất ở giai đoạn đầu của bệnh khi chưa xuất hiện các cơn ho. Các loại thuốc ho thường không làm giảm được những cơn ho.
-
Một số loại thuốc kháng sinh thường dùng trong việc điều trị ho gà ở trẻ em như:
-
Đối với trẻ < 1 tháng tuổi: có thể sử dụng Azithromycin (Acizit 250, Ausmax, AZ 500) để điều trị ho gà.
-
Đối với bé ≥ 1 tháng tuổi: có thể sử dụng các loại kháng sinh như Erythromycin (Althrocin S, Apthromycin 250, Elthrocin), Clarithromycin (Acem 250, AsiClarithromycin 250mg, Baxpel 250), và Azithromycin.
-
Các bé ≥ 2 tháng tuổi: có thể sử dụng Trimethoprim-sulfamethoxazole (Bactrim, Septra).
-
Đối với trẻ > 1 tuổi: trong vòng 3 tuần kể từ khi cơn ho khởi phát có thể sử dụng Azithromycin, Clarithromycin và Erythromycin. Trimethoprim-sulfamethoxasole cũng có thể được sử dụng để điều trị ho gà.
-
Ho gà ở trẻ em thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc còn phụ thuộc vào diễn tiến của bệnh cũng như tình trạng sức khỏe của bé, vì vậy, mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho bé sử dụng bất cứ loại thuốc nào.
-
Những lưu ý khi điều trị bệnh ho gà ở trẻ em tại nhà
-
Trong trường hợp bé được phép điều trị tại nhà, mẹ có thể áp dụng một số hướng dẫn dưới đây để kiểm soát các cơn ho gà và giúp bé cảm thấy thoải mái hơn:
-
Cho bé nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát và yên tĩnh
-
Bổ sung đầy đủ nước cho bé để tránh tình trạng mất nước, ngoài ra mẹ có thể cho bé uống thêm nước trái cây hoặc súp.
-
Để tránh việc bé bị nôn mửa sau khi ho, mẹ nên chia cho bé thành nhiều bữa ăn nhỏ
-
Mẹ hãy đảm bảo phòng bé luôn sạch sẽ, tránh các chất như khói thuốc lá vì nó có thể kích thích bé ho.
-
Cách ly bé với mọi người xung quanh và rửa tay thường xuyên cho bé để giảm thiểu nguy cơ lây lan bệnh.
-
Ngoài ra, việc điều trị ở bệnh viện có thể bao gồm các phương pháp sau:
-
Truyền kháng sinh đường tĩnh mạch
-
Hút đờm, truyền dịch nếu trẻ nôn nhiều gây mất nước, thuốc an thần để giúp trẻ ngủ yên
-
Theo dõi chặt chẽ hô hấp của bé và cho bé thở thêm oxy nếu cần.
-
Cách ngăn ngừa nhiễm ho gà
-
Bệnh ho gà ở trẻ em là một căn bệnh khá nguy hiểm và thường gặp ở các bé dưới 6 tuổi, tuy nhiên mẹ cũng đừng quá lo lắng vì hiện nay đã có vắc-xin phòng ngừa. Đối với bé sơ sinh và các bé dưới 6 tuổi, mẹ có thể mang bé đi tiêm vắc-xin DTaP (đây là loại vắc xin ho gà phối hợp với vắc xin bạch cầu và uốn ván) tiêm ngừa lúc hai tháng, bốn tháng và sáu tháng tuổi, tiêm nhắc lại vào khoảng từ mười hai đến mười tám tháng và nhắc lại một lần nữa lúc trẻ khoảng bốn đến năm tuổi).
Mẹ nên yên tâm là sau khi bé bị bệnh thì bé sẽ miễn dịch suốt đời với ho gà.
Bs - Kim Thu Các tin khác
|
|
Lịch công tác tuần
Thống kê truy cập Truy cập tổng 2.976.881 Truy cập hiện tại 103
|
|