Tìm kiếm tin tức
Bạn đánh giá Website của bệnh viện chúng tôi như thế nào?
CÁC BỆNH ĐỒNG MẮC COPD
Ngày cập nhật 07/04/2020

CÁC BỆNH ĐỒNG MẮC COPD

TS.BS. Lê Khắc Bảo

Giảng viên bộ môn Nội Đại Học Y Dươc TPHCM

 

      COPD là một bệnh có thể dự phòng và điều trị được,  với các ảnh hưởng bên ngoài phổi đáng kể có thể góp phần vào mức độ nặng của bệnh. Tổn thương đặc trưng ở phổi là tắc nghẽn luồng khí hồi phục không hoàn toàn. Tắc nghẽn luồng khí thường tiến triển dần và kết hợp với đáp ứng viêm bất thường của phổi đối với khí và hạt độc hại.

 

I.  Gánh nặng của bệnh đồng mắc trong COPD:

  • COPD làm tăng nguy cơ xuất hiện các biến cố y khoa
  • COPD làm tăng nguy cơ nhập viện vì bệnh đồng mắc
  • COPD tăng nguy cơ tử vong vì bệnh đồng mắc

II.  Phát hiện bệnh đồng mắc:

A.Bệnh tim mạch:

  1. Rối loạn nhịp tim
  • Lâm sàng:
    • Hồi hộp đánh trống ngực
    • Thỉnh thoảng bị ngất thoáng qua
    • Thấy tim đập không đều, lâu lâu lại ngưng đập
  • Cận lâm sàng:
    • ECG một thời điểm
    • ECG 24 giờ (Holter tim mạch 24 giờ)
  1. Thiếu máu cơ tim
  • Lâm sàng:
    • Cảm giác nặng, đè tức vùng trước ngực, lan lên cổ, cằm, xuống tay
    • Cơn đau ngắn < 15 phút, xuất hiện khi gắng sức, giảm khi nghỉ ngơi   
  • Cận lâm sàng:
    • ECG một thời điểm, ECG gắng sức
    • Chụp động mạch vành
  1.   Nhồi máu cơ tim
  • Lâm sàng:
    • Triệu chứng tương tự như thiếu máu cơ tim nhưng
    • Thời gian đau kéo dài hơn (> 15 – 30 phút)
    • Cường độ đau nhiều hơn (Bệnh nhân thấy sợ hãi)
  • Cận lâm sàng:
    • Theo dõi diễn biến động học ECG
    • Theo dõi diễn biến động học Men tim
  1.    Suy tim
  • Lâm sàng:
    • Khó thở khi gắng sức, kịch phát về đêm, khi nằm đầu thấp
    • Phù chân, tiểu ít, v.v.
  • Cận lâm sàng:
    • X quang lồng ngực
    • Siêu âm tim
  1. Đột quỵ
  • Lâm sàng:
    • Cơn thoáng thiếu máu não: mất tri giác yếu liệt thoáng qua, mất vận ngôn
    • Mất tri giác, yếu liệt, mất vận ngôn kéo dài
  • Cận lâm sàng:
    • Siêu âm hệ động mạch cảnh – cột sống thân nền
    • CT scan sọ não không và có cản quang

B.Bệnh hô hấp:

  1. Viêm phổi
  • Lâm sàng:
    • Sốt cao lạnh run
    • Đau ngực kiểu màng phổi
    • Ho khạc đàm mủ
  • Cận lâm sàng:
    • X quang lồng ngực
    • Soi cấy đàm, cấy máu, công thức máu
  1.     Thuyên tắc động mạch phổi
  • Lâm sàng:
    • Đau ngực, khó thở, ho ra máu xuất hiện đột ngột
    • Không đáp ứng với thuốc xịt dãn phế quản
    • Cơ địa dễ thuyên tắc: nằm lâu, viêm tắc tĩnh mạch chi dưới
  • Cận lâm sàng:
    • D-Dmer
    • CT scan động mạch phổi có cản quang
  1.      Ung thư phế quản
  • Lâm sàng:
    • Triệu chứng thường mơ hồ: chán ăn, sụt cân
    • Ho ra máu dai dẳng
    • Đau nhức vùng ngực nào đó mãi không hết
  • Cận lâm sàng:
    • CT scan lồng ngực
    • Nội soi phế quản

C.Bệnh tiêu hóa:

  1.  Viêm loét dạ dày – tá tràng
  • Lâm sàng:
    • Ăn không tiêu
    • Đau bụng vùng thượng vị
  • Cận lâm sàng:
    • Nội soi dạ dày tá tràng
  1.     Viêm thực quản trào ngược
  • Lâm sàng:
    • Đau rát bỏng sau xương ức
    • Ợ hơi, ợ chua
    • Trớ thức ăn
  • Cận lâm sàng:
    • Nội soi thực quản – dạ dày
    • Điều trị thử bằng thuốc ức chế tiết acid dạ dày
  1.    Hội chứng đại tràng chức năng
  • Lâm sàng:
    • Đi cầu bón xen kẽ với tiêu chảy
    • Đầy bụng, ậm ạch, khó tiêu
    • Cảm giác đi tiêu chưa hết
  • Cận lâm sàng:
    • Soi phân tìm hồng cầu ẩn
    • Nội soi khung đại tràng

D.Bệnh cơ xương:

  1. Loãng xương
  2.  Teo cơ – Suy kiệt

E.Bệnh mắt:Đục thủy tinh thể

F.Bệnh chuyển hóa:

  1. Đái tháo đường
  2. Hội chứng chuyển hóa

G.Bệnh huyết học: Thiếu máu mãn tính đằng sắc, đẳng bào

H.Bệnh tâm thần kinh:

  1. Trầm cảm – lo âu

III.  Hướng xử trí bệnh đồng mắc:

  1. Các thay đổi trong xu hướng quản lý COPD hiện nay:
  • COPD là bệnh toàn thân với nhiều bệnh đồng mắc và cần được quản lý toàn bộ
  • COPD có nhiều khác biệt (kiểu hình) khác nhau giữa các bệnh nhân và cần được quản lý theo kiểu hình phù hợp từng bệnh nhân
  • COPD nên được 1 BS điều trị sau khi tham khảo ý kiến các chuyên khoa khác
  1. Mô hình cá thể hóa điều trị COPD – Quản lý dựa trên kiểu hình:  
  • BN được đánh giá các bệnh đồng mắc khác ngoài tắc nghẽn đường thở
  • BN được lưu ý đánh giá chuyên biệt mức độ khó thở, khả năng gắng sức, chất lượng cuộc sống .v.v. thông qua đó quyết định điều trị dựa trên kiểu hình phù hợp từng người
  • BN được theo dõi hồ sơ kỹ lưỡng để có thể theo dõi lâu dài bởi 1 BS hay 1 nhóm BS đã biết rõ tình trạng bệnh của từng người.

IV.  Kết luận về bệnh đồng mắc COPD

  •  COPD là bệnh toàn thân với nhiều bệnh đồng mắc và nhiều kiểu hình lâm sàng khác nhau
  • Khi mắc COPD phải nghĩ đến và tìm kiếm bệnh đồng mắc và ngược lại
  • Điều trị COPD dựa trên cơ sở đánh giá toàn diện, xác định kiểu hình, lưu giữ hồ sơ kỹ lưỡng là xu hướng mới trong điều trị COPD hiện nay

 

Bs - Kim Thu_PGD
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Lịch công tác tuần
Thứ hai ngày 18/11/2024
Giám đốc: Nguyễn Văn Vỹ
08:00: Họp trực tuyến về giảm thiểu ma túy với Bộ Công An
09:00: Tặng hoa chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Phó Giám Đốc: Trần Đức Tuấn
16:30: Tham dự hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện quy chế phối hợp BCA và BYT
Thứ ba ngày 19/11/2024
Giám đốc: Nguyễn Văn Vỹ
08:00: Hội nghị cán bộ chủ chốt Quy hoạch cán bộ bổ sung lãnh đạo nhiệm kỳ 2025-2030
15:00: Kỷ niệm 42 năm ngày Nhà Giáo Việt Nam
Thứ tư ngày 20/11/2024
Giám đốc: Nguyễn Văn Vỹ
15:00: Rà soát Các nội dung kiểm tra cuối năm 2024
Thứ năm ngày 21/11/2024
Giám đốc: Nguyễn Văn Vỹ
13:00: Tham dự HN Da Liễu Châu Á- TBD
Phó Giám Đốc: Trần Đức Tuấn
08:00: Tham dự hội thảo nâng cao chất lượng chất lượng chăm sóc người có công cách mạng
Thứ sáu ngày 22/11/2024
Thứ bảy ngày 23/11/2024
Chủ nhật ngày 24/11/2024
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 2.976.879
Truy cập hiện tại 103

Chung nhan Tin Nhiem Mang