Tìm kiếm tin tức
Bạn đánh giá Website của bệnh viện chúng tôi như thế nào?
Viêm phổi – bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi
Ngày cập nhật 10/03/2021

   Viêm phổi ở trẻ em là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp nặng. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên trẻ dưới 5 tuổi là đối tượng thường gặp nhất, dễ dẫn đến biến chứng nặng và tử vong hơn.

Bệnh viêm phổi ở trẻ em có 2 loại:

 

  • Viêm phổi thùy: Đây là tình trạng viêm nhiễm ở nhu mô phổi, viêm ống phế nang, túi phế nang, viêm phế quản tận cùng. Bệnh thường xảy ra ở trẻ có sức đề kháng kém như: trẻ suy dinh dưỡng, trẻ có tiền sử bệnh lý liên quan đến đường hô hấp… Bệnh này thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi nhất là vào mùa đông xuân – thời điểm có tỉ lệ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cao nhất trong năm. Đặc biệt viêm phổi thùy có thể bùng phát thành dịch ở nhà trẻ, trường học, các khu dân cư…
  • Viêm phổi phế quản (hay còn gọi là viêm phế quản phổi): Là tình trạng viêm, nhiễm trùng cấp lan tỏa ở phế quản, phế nang phổi và cả các mô kẽ. Bệnh tiến triển rất nhanh, biến chứng nặng, thậm chí có thể gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách. Trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 2 tháng rất dễ mắc bệnh này.   “Thủ phạm” gây bệnh viêm phổi ở trẻ em

     Theo BS CKII Phạm Thanh Xuân, có nhiều nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ nhỏ nhưng “thủ phạm” nguy hiểm và thường gặp nhất là vi khuẩn phế cầu (Streptococcus pneumoniae). Vi khuẩn này được lan truyền nhiều nhất qua đường hô hấp (ho, hắt hơi) và lây lan thông qua việc tiếp xúc với người bị bệnh hoặc người khỏe mạnh mang vi khuẩn phế cầu trong người.

     Bệnh viêm phổi ở trẻ em do phế cầu khuẩn gây ra thường diễn tiến nhanh và để lại biến chứng nặng nề

    “Khi bị viêm phổi phế cầu, trẻ có triệu chứng ho nhiều, ớn lạnh, sốt cao, vã mồ hôi, thở nhanh, đau ngực, đau cơ, mệt mỏi và ho có đờm. Những triệu chứng này dễ nhầm lẫn với cảm cúm thông thường nên bố mẹ thường xem nhẹ và mua thuốc điều trị triệu chứng. Trong khi đó, viêm phổi nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ rất nguy hiểm”, bác sĩ Xuân nói.

    Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể gây bệnh viêm phổi ở trẻ em như: trẻ nhiễm virus, khu vực có mức độ ô nhiễm cao, trẻ thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc…

    Dấu hiệu nhận biết trẻ em đang mắc bệnh

    Dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh

  • Sốt cao trên 39 độ;
  • Mệt mỏi, nằm li bì và ngủ liên tục;
  • Tình trạng khó thở, thở nhanh hơn mức bình thường, dùng cả bụng để co bóp và cố gắng lấy nhiều oxy hơn để thở;
  • Ho khan vào thời gian đầu và sau đó ho có đờm, đờm trắng rồi chuyển xanh hoặc vàng;
  • Môi và da xanh xao, nhợt nhạt do cơ thể không đủ oxy;
  • Tức ngực hoặc đau bụng;
  • Nôn trớ hoặc tiêu chảy;
  • Bỏ bú hoặc bú ít;

   Dấu hiệu viêm phổi ở trẻ nhỏ

  • Thở rất nhanh;
  • Thở rít hoặc thở khò khè, thở khó khăn;
  • Sốt;
  • Ho;
  • Nghẹt mũi;
  • Ớn lạnh;
  • Nôn ói;
  • Đau tức ngực;
  • Đau bụng, tiêu chảy;
  • Mệt mỏi, ít vận động;
  • Mất cảm giác thèm ăn, ăn không ngon;
  • Môi, đầu móng tay xanh hoặc xám.

   Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thở nhanh là triệu chứng xuất hiện sớm nhất khi trẻ em bị viêm phổi, sớm hơn cả các dấu hiệu có được khi nghe phổi bằng ống nghe và cả khi chụp X-quang. Bố mẹ có thể dễ dàng phát hiện dấu hiệu này ngay tại nhà:

  • Trẻ dưới 2 tháng, thở nhanh khi nhịp thở từ 60 lần/phút trở lên.
  • Trẻ từ 2 tháng đến dưới 12 tháng, thở nhanh với 50 lần/phút trở lên.
  • Trẻ từ 12 tháng đến dưới 5 tuổi, thở nhanh khi 40 lần/phút trở lên.

  “Không phải tất cả các trường hợp trẻ em bị viêm phổi đều phải nhập viện. Trẻ có thể được thăm khám và theo dõi điều trị tại nhà nếu viêm phổi ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, khi trẻ có các dấu hiệu như đột nhiên bỏ bú/bú kém/bỏ ăn/không ăn uống được, co giật, ngủ li bì, sốt hoặc lạnh, thở khò khè hay tím quanh môi, nổi vân tím toàn thân thì bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để xử trí kịp thời”, bác sĩ Thanh Xuân nói.

Khi nào trẻ em bị viêm phổi cần nhập viện điều trị?

Khi thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng viêm phổi dưới đây, bố mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.

Trẻ em bị viêm phổi cần được khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ

  • Trẻ sốt cao và kéo dài: Sốt cao có thể là triệu chứng của nhiều bệnh khác, tuy nhiên trẻ sốt cao kéo dài trong 2-3 ngày liên tục là triệu chứng viêm phổi.
  • Co lõm lồng ngực: Đây là triệu chứng của trẻ đã bị viêm phổi nặng. Lúc này, khi trẻ hít vào, phần dưới lồng ngực (1/3 dưới) sẽ bị lõm vào. Trong trường hợp phần mềm giữa xương sườn hoặc vùng trên xương đòn rút lõm thì không phải là rút lõm lồng ngực.
  • Cơ thể tím tái: Đó là tình trạng da nhợt nhạt và tím lại ở mặt, chân, tay cho đến toàn thân. Nếu không được phát hiện và đưa đi cấp cứu kịp thời, bệnh có thể gây biến chứng, thậm chí dẫn đến tử vong.
  • Triệu chứng khác như: Trẻ khó thở, thở khò khè; Đau ngực, có thể đau ít hoặc nhiều; Môi khô, kèm theo mệt mỏi chán ăn…

 

 

 

Bác sĩ Kim Thu
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Lịch công tác tuần
Thứ hai ngày 18/11/2024
Giám đốc: Nguyễn Văn Vỹ
08:00: Họp trực tuyến về giảm thiểu ma túy với Bộ Công An
09:00: Tặng hoa chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Phó Giám Đốc: Trần Đức Tuấn
16:30: Tham dự hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện quy chế phối hợp BCA và BYT
Thứ ba ngày 19/11/2024
Giám đốc: Nguyễn Văn Vỹ
08:00: Hội nghị cán bộ chủ chốt Quy hoạch cán bộ bổ sung lãnh đạo nhiệm kỳ 2025-2030
15:00: Kỷ niệm 42 năm ngày Nhà Giáo Việt Nam
Thứ tư ngày 20/11/2024
Giám đốc: Nguyễn Văn Vỹ
15:00: Rà soát Các nội dung kiểm tra cuối năm 2024
Thứ năm ngày 21/11/2024
Giám đốc: Nguyễn Văn Vỹ
13:00: Tham dự HN Da Liễu Châu Á- TBD
Phó Giám Đốc: Trần Đức Tuấn
08:00: Tham dự hội thảo nâng cao chất lượng chất lượng chăm sóc người có công cách mạng
Thứ sáu ngày 22/11/2024
Thứ bảy ngày 23/11/2024
Chủ nhật ngày 24/11/2024
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 2.976.801
Truy cập hiện tại 91

Chung nhan Tin Nhiem Mang