Tìm kiếm tin tức
Bạn đánh giá Website của bệnh viện chúng tôi như thế nào?
NGƯỜI BỊ VIÊM PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH DỄ TỬ VONG KHI MẮC COVID-19
Ngày cập nhật 26/05/2022

   Bệnh nhân viêm phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) có nguy cơ nhập viện lên đến 62% khi mắc Covid-19, tỷ lệ tử vong là 15%.

   Đây là kết quả nghiên cứu được thực hiện trên 387.000 bệnh nhân Covid-19, trong đó có 7.500 người có bệnh nền COPD, chiếm 2,07% trong tổng số lượng bệnh nhân, người mắc viêm phổi tắc nghẽn mãn tính khi mắc Covid-19 phải đối mặt với nguy cơ diễn tiến nặng và tử vong cao hơn nhiều lần so với người không có bệnh lý nền.

 

    Bệnh nhân COPD khi mắc Covid-19 phải đối mặt với nguy cơ diễn tiến nặng và tử vong cao hơn nhiều lần so với người khỏe mạnh

    Nguyên nhân của tình trạng này là do bệnh nhân COPD đã có những tổn thương thực thể không hồi phục ở cả nhu mô phổi và ở đường thở, giảm chức năng hô hấp, dẫn đến giảm cung cấp oxy và thải khí cacbonic cho cơ thể. Dấu hiệu đặc trưng của COPD là các triệu chứng hô hấp và tắc nghẽn đường thở. Khi mắc Covid-19, hệ miễn dịch suy giảm và tắc nghẽn đường thở tạo điều kiện thuận lợi cho virus SARS-CoV-2 dễ dàng xâm nhập, dẫn đến tổn thương và bội nhiễm với các loại vi khuẩn khác, tăng nguy cơ tử vong ở nhóm đối tượng này.

   Số liệu điều tra quốc gia về tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở Việt Nam cho thấy khoảng 4,2% dân số mắc viêm phổi tắc nghẽn mãn tính COPD. Tỷ lệ này ngày càng gia tăng do nhiều yếu tố nguy cơ như tiếp xúc với các yếu tố độc hại như thuốc lá, ô nhiễm môi trường, phơi nhiễm nghề nghiệp (nghề mộc, nghề sơn, dệt may, xây dựng,…), cùng với sự già hóa dân số.

   Hướng dẫn mới nhất của GOLD (chiến lược toàn cầu về COPD) năm 2021 đã bổ sung một chương chuyên đề về COPD và COVID-19, nhằm đưa ra những hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, cùng một số lưu ý cho đối tượng COPD trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

   Theo đó, trong bối cảnh đại dịch, bệnh nhân COPD cần thực hiện tốt chiến lược “5K + vắc xin”. Tránh sờ lên mặt, mắt, mũi, miệng khi tay không sạch; trữ thức ăn để hạn chế đi chợ; ở nhà càng nhiều càng tốt, tránh đám đông và hạn chế đi lại; người thân phải giữ gìn cho người bệnh; để tránh gắng sức có thể nhờ người khác giúp đỡ một phần công việc phải làm hàng ngày; hạn chế tối đa tiếp xúc với người khác kể cả bác sĩ chuyên khoa hô hấp cũng nên tư vấn qua điện thoại, hạn chế đến thăm khám và tư vấn tại bệnh viện khi không thật sự cần thiết; trò chuyện online với bạn bè, gia đình, duy trì sức khỏe tinh thần và cảm xúc; bỏ hút thuốc lá, thuốc lào; cải thiện môi trường sống, tránh tiếp xúc với bụi, khói; tập luyện phục hồi chức năng hô hấp; tuân thủ điều trị phác đồ thường quy để giúp kiểm soát bệnh, tránh đợt cấp; tập thở, tập vận động…

    Trong bối cảnh đại dịch, bệnh nhân COPD cần thực hiện tốt 5K + vắc xin, tập thở, tập vận động nhẹ nhàng

    Bệnh nhân nên duy trì uống thuốc điều trị COPD đều đặn tại nhà, khuyến cáo các cơ sở y tế cấp thuốc dài hạn cho bệnh nhân để người bệnh có thể dùng thuốc hàng ngày theo hướng dẫn. Trừ trường hợp cần đánh giá trước phẫu thuật, các cơ sở y tế nên hạn chế đo chức năng hô hấp cho người bệnh. Trong khi dùng thuốc tại nhà, bệnh nhân nên thay thế thuốc dạng khí dung với các hộp thuốc dạng hộp xịt định liều hoặc dạng bột khô để giảm nguy cơ phát tán virus.

   Vắc xin phòng Covid-19 là “lá chắn” vững chắc cho bệnh nhân COPD trong bối cảnh đại dịch. Tuy nhiên, khi tiêm phòng, bệnh nhân nên lưu ý một số vấn đề sau. Đầu tiên, COPD thường gặp ở những người cao tuổi, có một hay nhiều bệnh lý nền, do đó khi tiêm vắc xin Covid-19 bệnh nhân nên được thực hiện tại các bệnh viện có đầy đủ khả năng cấp cứu, hồi sức ban đầu. Trước khi tiêm vắc xin, bệnh nhân COPD cần duy trì điều trị, kiểm soát tốt các triệu chứng COPD. Để đủ điều kiện tiêm phòng, bệnh nhân cần phải ở giai đoạn bệnh ổn định, không dùng Corticosteroid toàn thân trong vòng 10 đến 14 ngày.

   Khi khám sàng lọc trước tiêm, ngoài hỏi tiền sử dị ứng, người đi tiêm phòng còn được đo mạch, nhiệt độ, huyết áp và khám hô hấp. Bệnh nhân được chỉ định tiêm khi nhịp thở dưới 25 lần/ phút, SpO2> 94%. Sau tiêm, bệnh nhân được theo dõi tại bệnh viện ít nhất 30 phút. Khi về nhà, bệnh nhân tiếp tục dùng các thuốc kiểm soát COPD theo hướng dẫn và theo dõi tình trạng khó thở, dị ứng sau khi tiêm vắc xin. Nếu khó thở tăng, thở rít, nổi ban dát sẩn ngoài da… cần liên hệ ngay nơi tiêm chủng vắc xin hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và theo dõi.

   Theo các chuyên gia, ngoài vắc xin Covid-19, bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính nói chung và bệnh nhân COPD nói riêng nên tiêm thêm các loại vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm khác để tránh tình trạng bội nhiễm nếu không may mắc Covid-19, giảm tỷ lệ biến chứng nặng, nhập viện và tử vong do đồng nhiễm Covid-19 và COPD. Dưới đây là những vắc xin được khuyến cáo tiêm cho người cao tuổi, người có bệnh nền mãn tính như COPD:

  • Cúm: 
  • Viêm phổi do phế cầu khuẩn:.
  • Viêm gan A+B:
  • Bạch hầu – uốn ván – ho gà
  • Thủy đậu.

File đính kèm;

Tập tin đính kèm:
BS.Nguyễn Thị Kim Thu
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Lịch công tác tuần
Thứ hai ngày 18/11/2024
Giám đốc: Nguyễn Văn Vỹ
08:00: Họp trực tuyến về giảm thiểu ma túy với Bộ Công An
09:00: Tặng hoa chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Phó Giám Đốc: Trần Đức Tuấn
16:30: Tham dự hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện quy chế phối hợp BCA và BYT
Thứ ba ngày 19/11/2024
Giám đốc: Nguyễn Văn Vỹ
08:00: Hội nghị cán bộ chủ chốt Quy hoạch cán bộ bổ sung lãnh đạo nhiệm kỳ 2025-2030
15:00: Kỷ niệm 42 năm ngày Nhà Giáo Việt Nam
Thứ tư ngày 20/11/2024
Giám đốc: Nguyễn Văn Vỹ
15:00: Rà soát Các nội dung kiểm tra cuối năm 2024
Thứ năm ngày 21/11/2024
Giám đốc: Nguyễn Văn Vỹ
13:00: Tham dự HN Da Liễu Châu Á- TBD
Phó Giám Đốc: Trần Đức Tuấn
08:00: Tham dự hội thảo nâng cao chất lượng chất lượng chăm sóc người có công cách mạng
Thứ sáu ngày 22/11/2024
Thứ bảy ngày 23/11/2024
Chủ nhật ngày 24/11/2024
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 2.976.466
Truy cập hiện tại 35

Chung nhan Tin Nhiem Mang