Tìm kiếm tin tức
Bạn đánh giá Website của bệnh viện chúng tôi như thế nào?
THÔNG TIN THUỐC THÁNG 11 NĂM 2020
Ngày cập nhật 23/11/2020

Giám sát điều trị amikacin thông qua theo dõi nồng độ thuốc trong máu

By ngoctramanh Dược bệnh việnDược điều trị  0 Comments

 DS. Trương Anh Quân

 

1.Tổng quan về amikacin

Đặc tính dược lực học:

Amikacin là nhóm kháng sinh aminoglycosid, có phổ rộng nhất so với các kháng sinh khác thuộc nhóm này do amikacin có thể kháng được hầu hết các enzym bất hoạt aminoglycosid. Vì vậy, amikacin được sử dụng để điều trị khởi đầu cho các nhiễm khuẩn bệnh viện nặng do vi khuẩn gram âm kháng gentamicin và tobramycin. Đặc tính diệt khuẩn phụ thuộc vào nồng độ, được thể hiện qua tỉ lệ nổng độ đỉnh của thuốc trong huyết tương so với nồng độ ức chế tối thiếu (Cpeak/MIC). Tác dụng diệt khuẩn tối ưu của amikacin khi Cpeak/MIC = 8 – 10 [1].

Đặc tính dược động học:

Amikacin là nhóm kháng sinh thân nước. Ít hấp thu đường tiêu hóa, nên thường được sử dụng đường tĩnh mạch hoặc tiêm bắp. Thuốc ít liên kết với protein huyết tương, xâm nhập kém vào tế bào, hàng rào máu não hoặc mặt. Tuy nhiên, thuốc lại được tìm thấy với nồng độ cao trong vỏ thận và tai trong – điều này có thể góp phần dẫn đến độc tính trên thận và tai của kháng sinh này. Thuốc chuyển hóa và thải trừ chủ yếu qua lọc ở cầu thận [1].

Liều dùng và cách dùng:

Amikacin được khuyến cáo dùng liều 15 mg/kg/ngày – 30 mg/kg/ngày, có thể dùng liều 1 lần/ngày hoặc chia làm 2 – 3 lần/ngày, giảm liều đối với bệnh nhân suy thận. Hiện nay, dùng liều cao và kéo dài khoảng cách đưa liều (ví dụ: liều 1 lần/ngày) được dùng cho hầu hết các chỉ định và quần thể bệnh nhân.

Với điều trị kinh nghiệm, amikacin khuyến cáo được sử dụng tối đa là 48 giờ và giám sát điều trị là không cần thiết. Amikacin được sử dụng trong trường hợp này là do đặc tính diệt khuẩn nhanh, mức độ đề kháng thấp trong cộng đồng và lâm sàng. Với trường hợp sử dụng dài hơn 48 giờ, amikacin được sử dụng trong trường hợp các kháng sinh khác an toàn hơn đã bị đề kháng (kháng sinh β-lactam), hoặc trong các chỉ định cụ thể khác (vi khuẩn sinh metallo β-lactamase, nhiễm khuẩn thần kinh trung ương do Norcadis spp.) [2].

Độc tính:

Độc tính chủ yếu của nhóm aminoglycosid nói chung và amikacin nói riêng là độc tính trên thần kinh thính giác, thận và hiếm hơn là độc tính trên thần kinh cơ [1]. Chưa có bằng chứng rõ ràng về khác biệt độc tính giữa amikacin và tobramycin, gentamicin [2].

Độc tính trên thận xảy ra khi thuốc được lọc qua cầu thận và đến ống lượn gần. Độc tính trên thính giác bao gồm độc tính trên tiền đình và ốc tai, xảy ra khi thuốc làm tổn thương các tế bào lông thụ cảm của các cơ quan này. Độc tính ức chế thần kinh cơ sau khi dùng thuốc đã được ghi nhận, thường là trong các trường hợp bệnh nhân có bệnh lý hoặc dùng thuốc ảnh hưởng đến thần kinh cơ (bệnh nhân nhược cơ, succinylcholin, trimethaphan) [3].

Áp dụng dược động học/dược lực học (Pharmacodynamic/Pharmacokinetic – PK/PD) trong điều trị nhiễm khuẩn Gram âm:

Có hai thông số PK/PD được sử dụng để dự đoán hiệu quả của thuốc đó là: tỉ lệ diện tích dưới đường cong 24 giờ so với MIC (AUC0-24­/MIC) và Cpeak/MIC. Dựa trên những dữ liệu tiền lâm sàng và lâm sàng, đích AUC0-24/MIC từ 80 – 100 và Cpeak/MIC từ 8 – 10 là phù hợp [13]. Hiện nay, thông số Cpeak/MIC được lựa chọn để chỉnh liều amikacin.Trước đây, aminoglycosid được sử dụng với chế độ nhiều lần trong ngày cho đến khi được chuyển sang dùng một lần trong ngày vào đầu những năm 1990, dựa trên những bằng chứng của các nghiên cứu, chế độ một lần/ngày được sử dụng rộng rãi do độc tính thấp hơn và hiệu quả hơn so với chế độ liều truyền thống [4–8]. Thêm vào đó, ưu điểm của chế độ liều một lần/ngày bao gồm: tối ưu hóa được Cpeak/MIC [9,10]; giảm phơi nhiễm của vi khuẩn đối với thuốc [1]; tối ưu tác dụng hậu kháng sinh [11] và giảm chi phí sử dụng thuốc [12]. Hình 1.1. so sánh chế độ liều một lần/ngày và chế độ nhiều lần/ngày. Chế độ liều đơn cho Cpeak cao hơn và nồng độ đáy thấp hơn so với chế độ truyền nhiều lần/ngày (Ctrough).

2.Giám sát điều trị thông qua theo dõi nồng độ thuốc trong máu (Therapeutic Drug Monitoring – TDM)

Mục đích:

TDM được sử dụng để giám sát điều trị nhằm tối ưu hóa hiệu quả, giảm thiểu độc tính của thuốc để cá thể hóa điều trị với các quần thể bệnh nhân đặc biệt như quần thể bệnh nhân hồi sức tích cực. Nhóm kháng sinh aminoglycosid nói chung và amikacin nói riêng có khoảng điều trị hẹp, dao động giữa các các thể và trong cùng một cá thể tương đối lớn [14], vì vậy mục đích việc TDM amikacin giúp nhằm giảm thiểu độc tính khi sử dụng kháng sinh này trong thời gian dài.

Việc theo dõi nồng độ thuốc trong máu và cá thể hóa điều trị đã giúp tối ưu hóa hiệu quả lâm sàng, tăng khả năng đạt nồng độ đích so với chế độ liều cố định [15].

TDM amikacin:

Hiện nay, việc nồng độ “đỉnh” và nồng độ “đáy” được sử dụng để hiệu chỉnh liều khá phổ biến. Việc chỉnh liều này dẫn đến giai đoạn “thử và sai sót” (“trials and errors”) cho đến khi đạt nồng độ thuốc tối ưu. Vì thế, cách tiếp cận này có thể dẫn đến chỉnh sai liều, kéo dài thời gian đạt nồng độ đích và tốn chi phí [3]. Việc lấy mẫu “đáy” có thể dẫn đến kết quả định lượng trả về là không định lượng được (tức là nhỏ hơn giới hạn định lượng dưới, thông thường là 0,5 mg/L) và việc thay nồng độ này bằng giá trị 0,5 mg/L có thể làm sai sót việc tính toán các thông số dược động học của bệnh nhân và từ đó làm sai chế độ liều được đề xuất. Ngoài ra, việc TDM dựa trên nồng độ đỉnh và đáy đã trở nên lỗi thời với chế độ liều một lần/ngày do: Ctrough có thể không thể đo được với các bệnh nhân có chức năng thận bình thường và Cpeak được tranh cãi là không cần thiết từ quan điểm cho rằng chế độ liều một lần sẽ cho Cpeak­ cao (20 mg/L – 40 mg/L), có thể đảm bảo được Cpeak/MIC. Vì vậy, cần có một cách tiếp cận mới cho TDM amikacin nói riêng và aminoglycosid nói chung [2,16].

2.Tổng hợp một số hướng dẫn TDM amikacin

Một số hướng dẫn TDM amikacin trên thế giới được tổng hợp trong Bảng 2.1. dưới đây

 

Bảng 2.1. Tổng hợp hướng dẫn TDM amikacin

 

Hướng dẫn của Queensland Health [21]

Hướng dẫn của Stanford [22]

Xác định chế độ liều

Dựa trên:

Cân nặng lý tưởng/cân nặng hiệu chỉnh

Mức lọc cầu thận không được tính theo công thức Cockroft – Gault

Dựa trên:

Cân nặng lý tưởng/cân nặng hiệu chỉnh

Thanh thải creatinin tính theo công thức Cockroft – Gault

Chế độ liều

Bệnh nhân nặng/sốt giảm bạch cầu:

·         Liều cao, một lần/ngày

·         30 mg/kg – Liều đầu, sau đó chỉnh liều dựa trên TDM.

·         Với bệnh nhân lọc máu, nên dung trước lọc

 

 

Bệnh nhân không nặng/viêm nội tâm mạc:

·         Liều thông thường một lần/ngày

·         eGFR > 60 mL/phút: 20 mg/kg/24h

·         40 mL/phút ≤ eGFR ≤ 60 mL/phút:

16 – 20 mg/kg/36h

·         eGFR < 40 mL/phút hoặc lọc máu: 16 mg/kg/liều duy nhất. Dùng thuốc trước lọc

Chế độ liều một lần/ngày:

·         Tránh sử dụng với các bệnh nhân suy thận, mang thai, cổ chướng, bỏng > 20%

·         CLcr > 60 mL/phút: 15 – 20 mg/kg/24h

·         40 mL/phút ≤ CLcr ≤ 59 mL/phút:

15 mg/kg/36h

·         30 mL/phút ≤ CLcr ≤ 39 mL/phút:

15 mg/kg/48h

·         CLcr < 20 mL/phút: Không khuyến cáo

 

Chế độ liều truyền thống:

 

·         CLcr > 60 mL/phút: 5 – 7,5 mg/kg/8h

·         40 mL/phút ≤ CLcr ≤ 59 mL/phút:

5 – 7,5 mg/kg/12h

·         20 mL/phút ≤ CLcr ≤ 39 mL/phút:

5 – 7,5 mg/kg/24h

·         CLcr < 20 mL/phút: liều nạp 5 mg/kg, sau đó dùng theo chức năng thận

·         Thẩm phân máu: 5 – 7,5 mg/kg sau lọc

·         CRRT: 10 mg/kg, sau đó dùng 7,5 mg/kg mỗi 24h – 48h

Các trường hợp cần TDM

Chế độ liều đích/kinh nghiệm dài hơn 48h

Chế độ liều kinh nghiệm ≤ 48h với bệnh nhân có chức năng thận không ổn định hoặc có PK thay đổi

Không đề cập

Cách lấy mẫu TDM

Không đề cập

Chế độ liều một lần/ngày:

·         Liều đầu: lấy 1 mẫu máu sau 8 – 12 giờ truyền thuốc.

·         Các liều tiếp theo: Sử dụng Ctrough (30 – 60 phút trước liều mới). Cân nhắc trên bệnh nhân có chức năng thận biến đổi.

Chế độ liều truyền thống:

·         Cpeak: 30 phút sau khi kết thúc truyền liều thứ 3 (Q8h – 12h) hoặc liều thứ 2 (Q24h – 48h, lọc máu)

·         Ctrough: 30 – 60 phút trước khi truyền liều thứ 4 (Q8h) hoặc liều thứ

 

3 (Q12h, CRRT) hoặc liều thứ 2 (Q24 – 48h). Với thẩm phân máu, ngay trước khi lọc.

Phương pháp chỉnh liều TDM

Dùng phương pháp Bayesian, như TDMx, RxKinetics, IDODS và DoseMe

Nếu không dung được phương pháp Bayesian, dùng phương pháp hồi quy log tuyến tính

Không khuyến cáo dùng toán đồ

Sử dụng toán đồ Hartford, chỉ áp dụng với liều 15 mg/kg và cần chia đôi nồng độ thuốc trong máu của amikacin trước khi áp dụng lên toán đồ

 

Sử dụng Cpeak và C­­trough

Đích TDM

Cpeak: 45 – 60 mg/L

Ctrough: < 2mg/L

ACU0-24: Hội chẩn thêm

Chế độ liều 5 – 7,5 mg/kg/12h

·         Cpeak: 20 – 35 mg/L

·         Ctrough: < 5 – 8 mg/L

Chế độ liều 15 mg/kg/24h hoặc 36h hoặc 48h

·         Cpeak: 35 – 50 mg/L

·         Ctrough: < 4 mg/L

Chế độ liều 20 mg/kg/24h hoặc 36h hoặc 48h

·         Cpeak: 40 – 60 mg/L

·         Ctrough: < 4 mg/L

         
             

eGFR: mức lọc cầu thận ước tính; CLcr: thanh thải creatinin; CRRT: lọc máu liên tục                

3.Kết luận

Kháng sinh aminoglycosid đã và đang là những kháng sinh quan trọng trong điều trị nhiễm khuẩn Gram âm. Trong đó, amikacin là kháng sinh ít bị đề kháng hơn so với các kháng sinh cùng nhóm, có vai trò đặc biệt trong điều trị nhiễm khuẩn Gram âm đa kháng. Việc TDM kháng sinh amikacin đã được áp dụng từ lâu, giúp giảm độc tính, cải thiện hiệu quả điều trị . Hiện nay có nhiều quy trình TDM amikacin , trong đó việc sử dụng phương pháp Bayesian và hồi quy tuyến tính được khuyến cáo do đảm bảo về mức độ chính xác về chế độ liệu được tính toán.

Tài liệu tham khảo:

[1]      Brunton LL, Knollmann BC, Hilal-Dandan R. Goodman & Gilman’s: The Pharmacological Basis of Therapeutics. 13th ed. McGraw-Hill; 2018.

[2]      Avent ML, Rogers BA, Cheng AC, Paterson DL. Current use of aminoglycosides: indications, pharmacokinetics and monitoring for toxicity. Intern Med J 2011;41:441–9. https://doi.org/10.1111/j.1445-5994.2011.02452.x.

[3]      Burton ME, Shaw LM, Schentag JJ, Evans EE. Applied Pharmacokinetics and Pharmacodynamics. 4th ed. Philadelphia; 2006.

[4]      Barclay ML, Begg EJ, Hickling KG. What is the evidence for once-daily aminoglycoside therapy? Clin Pharmacokinet 1994;27:32–48. https://doi.org/10.2165/00003088-199427010-00004.

 

KHOA DƯỢC
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Lịch công tác tuần
Thứ hai ngày 22/04/2024
Giám đốc: Nguyễn Văn Vỹ
14:00: Họp UBND thị xã Hương Thuỷ thường kỳ tháng 4/2024
Phó Giám Đốc: Trần Đức Tuấn
Cả ngày: Kiểm tra an toàn VSLĐ
Thứ ba ngày 23/04/2024
Giám đốc: Nguyễn Văn Vỹ
14:00: Họp Ban thường vụ Đảng uỷ về công tác nhân sự BCH đoàn thanh niên
14:30: Họp phân công Tiểu dự án CTMTQG về dinh dưỡng của Thị xã
Phó Giám Đốc: Trần Đức Tuấn
Cả ngày: Kiểm tra an toàn VSLĐ
Thứ tư ngày 24/04/2024
Giám đốc: Nguyễn Văn Vỹ
07:15: Gặp mặt Bs Ngô Đắc Sỹ, Trưởng trạm y tế xã Thuỷ Phù hoàn thành nhiệm vụ nghỉ hưu theo chế độ
Phó Giám Đốc: Trần Đức Tuấn
Cả ngày: Tham dự Hội thảo về PHCN chăm sóc NKT tại nhà
Thứ năm ngày 25/04/2024
Giám đốc: Nguyễn Văn Vỹ
08:00: Thạm dự Hội nghị tháng hành động vì ATTP
16:45: Gặp mặt Bs Ngô Đắc Sỹ, Trưởng trạm y tế xã Thuỷ Phù hoàn thành nhiệm vụ nghỉ hưu theo chế độ
Phó Giám Đốc: Trần Đức Tuấn
Cả ngày: Tham dự Hội thảo về PHCN chăm sóc NKT tại nhà
Thứ sáu ngày 26/04/2024
Phó Giám Đốc: Trần Đức Tuấn
Sáng: Kiểm tra an toàn VSLĐ
14:00: Tham dự Hội nghị đánh giá tổng thể năng lực hoạt động của y tế cơ sở
Phó Giám Đốc: Dương Thị Thu Hằng
17:30: Gặp mặt đồng chí Nguyễn Mậu Duyên TP NVY SYT đã hoàn thành sự nghiệp công tác (nghỉ hưu theo chế độ).
Thứ bảy ngày 27/04/2024
Chủ nhật ngày 28/04/2024
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 2.464.616
Truy cập hiện tại 184

Chung nhan Tin Nhiem Mang