Tìm kiếm tin tức
Bạn đánh giá Website của bệnh viện chúng tôi như thế nào?
Dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh
Ngày cập nhật 22/12/2020

   Dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh thường khó nhận biết hơn, nhưng mức độ lại nguy hiểm hơn bởi sức khỏe, sức đề kháng của trẻ còn rất yếu.

 

1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị viêm phổi

     Trẻ sơ sinh bị viêm phổi chủ yếu là do các loại vi khuẩn như Listeria, Coli, vi khuẩn Gram âm. Nhiễm khuẩn phổi ở trẻ có thể xảy ra từ trước, trong hoặc sau khi đẻ, liên quan mật thiết tới thời gian vỡ ối trước khi đẻ.

     Trẻ sơ sinh có thể bị viêm phổi do hít phải nước ối, phân su đã nhiễm khuẩn hoặc dịch tiết ở đường sinh dục của người mẹ lúc trẻ chuẩn bị chào đời.

     Ngoài ra, nguyên nhân nữa khiến trẻ sơ sinh bị viêm phổi đó là thai nhi trong tử cung bị thiếu dưỡng khí. Do đó trong quá trình mang thai, người mẹ phải kiểm tra định kỳ, nhất là giai đoạn cuối để phát hiện sớm tình trạng này và có biện pháp can thiệp kịp thời.

     Bên cạnh đó, những trẻ sơ sinh thiếu cân do các phản xạ đường thực quản còn chưa hoàn thiện, vận động cơ chưa đều đặn nên dễ bị trào ngược thực quản dạ dày khiến sữa bị hít nhầm vào phổi, gây các triệu chứng thở gấp, hụt hơi, tím tái mắt. Lượng sữa hít vào càng nhiều thì triệu chứng càng nặng, có thể gây ra viêm phổi.

Trẻ bị các bệnh như viêm da, viêm khoang miệng, viêm dây rốn cũng có thể dẫn đến viêm phổi.

2. Dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh

    Dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh ban đầu thường nghèo nàn, không rõ ràng nên rất khó nhận biết.

    Trẻ sơ sinh bị viêm phổi thường bỏ bú hoặc bú kém

     Cần để ý nếu thấy trẻ có những dấu hiệu sau:

  • Bú kém hoặc bỏ bú
  • Sốt trên 37,5oC hoặc hạ thân nhiệt;
  • Thở nhanh trên 60 lần trong 1 phút hoặc khó thở.

      Khi có triệu chứng rõ ràng sau thì bệnh viêm phổi đã nặng: Trẻ sốt hoặc hạ thân nhiệt, đáp ứng kém với kích thích, li bì, bú kém hoặc bỏ bú, chướng bụng, nôn nhiều, khó thở, rút lõm lồng ngực, tím tái...

     Cha mẹ hoặc người thân cần chú ý tình trạng của trẻ để sớm phát hiện các dấu hiệu ban đầu của bệnh và phải đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nặng có thể dẫn tới tử vong.

    Cha mẹ cần học cách quan sát nhịp thở của trẻ bằng cách vén áo rồi quan sát sự di động của lồng ngực hay bụng, cần quan sát lúc trẻ nằm yên hoặc ngủ, không quan sát khi trẻ đang quấy khóc. Nếu trẻ thở nhanh, sẽ thấy sự di động nhanh hơn những ngày trẻ bình thường.

Có thể phát hiện trẻ thở thanh qua các chỉ số dưới đây:

  • Trẻ từ 1-5 tuổi, thở từ 40 lần trong 1 phút trở lên;
  • Trẻ từ 2 tháng đến 1 tuổi, thở từ 50 lần trong 1 phút trở lên;
  • Trẻ dưới 2 tháng tuổi, thở từ 60 lần trong 1 phút trở lên.

 

Bs - Kim Thu
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Lịch công tác tuần
Thứ hai ngày 29/04/2024
Giám đốc: Nguyễn Văn Vỹ
NGHỈ LỄ 30/4- NGÀY 1/5 QUỐC TẾ LAO ĐỘNG
Thứ ba ngày 30/04/2024
Giám đốc: Nguyễn Văn Vỹ
NGHỈ LỄ 30/4- NGÀY 1/5 QUỐC TẾ LAO ĐỘNG
Thứ tư ngày 01/05/2024
Giám đốc: Nguyễn Văn Vỹ
NGHỈ LỄ 30/4- NGÀY 1/5 QUỐC TẾ LAO ĐỘNG
Thứ năm ngày 02/05/2024
Thứ sáu ngày 03/05/2024
Thứ bảy ngày 04/05/2024
Giám đốc: Nguyễn Văn Vỹ
LÀM BÙ THỨ 2
Chủ nhật ngày 05/05/2024
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 2.480.896
Truy cập hiện tại 957

Chung nhan Tin Nhiem Mang