Tìm kiếm tin tức
Bạn đánh giá Website của bệnh viện chúng tôi như thế nào?
Phòng ngừa bệnh viêm phổi ở trẻ
Ngày cập nhật 13/05/2021

Chăm sóc trẻ em bị bệnh như thế nào?

         Khi trẻ em bị viêm phổi, bố mẹ cần thực hiện những điều sau:

  • Cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Long đờm cho trẻ bằng cách vỗ lưng giúp trẻ dễ chịu hơn.
  • Cho trẻ ăn mềm, dễ tiêu, dễ nuốt; ăn theo nhu cầu, không ép trẻ ăn, chia nhỏ các bữa ăn trong ngày.
  • Vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh trẻ.

        Bác sĩ Thanh Xuân cũng nói thêm, khi điều trị viêm phổi ở trẻ em tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ, bố mẹ cần cho trẻ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, tăng lượng chất lỏng trong thực đơn hàng ngày lên, sử dụng thêm máy sục hoặc máy tạo độ ẩm trong phòng của trẻ để tăng độ ẩm không khí…

 

Phòng ngừa bệnh viêm phổi ở trẻ em bằng cách nào?

        Viêm phổi ở trẻ em là bệnh nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao nhưng có thể phòng ngừa và ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm của bệnh, bằng cách:

             Tiêm chủng vắc xin phòng bệnh

        Một số tác nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ em có thể được ngăn ngừa bằng vắc xin.

             Tiêm chủng vắc xin là giải pháp phòng cho bé hiệu quả nhất/Ảnh:Trung tâm Tiêm chủng VNVC

  • Vi khuẩn ho gà Bordetella pertussis và vi khuẩn Haemophilus influenzae týp B gây bệnh viêm phổi ở trẻ em có thể phòng ngừa bằng việc tiêm vắc xin khi trẻ được 2 tháng tuổi.
  • Vi khuẩn phế cầu – tác nhân phổ biến gây bệnh viêm phổi đã có vắc xin phòng ngừa, được khuyến cáo tiêm cho trẻ từ 2 tháng tuổi.
  • Virus cúm mùa có thể dẫn đến biến chứng viêm phổi nếu không may mắc bệnh. Vì thế, trẻ cần được tiêm vắc xin phòng bệnh cúm mùa từ 6 tháng tuổi, đặc biệt là những trẻ mắc bệnh rối loạn tim phổi hoặc hen suyễn vì có nguy cơ cao bị biến chứng nghiêm trọng.
  • Virus sởi gây bệnh sởi có thể dẫn đến biến chứng viêm phổi, có thể được phòng ngừa bằng vắc xin, được khuyến cáo tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi.

      Mặc dù còn nhiều tác nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ em chưa có vắc xin phòng ngừa nhưng tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là phương pháp giúp phòng bệnh hiệu quả, trong trường hợp trẻ bị nhiễm trùng cũng nhẹ hơn, thời gian bị bệnh ngắn hơn, ít biến chứng nghiêm trọng hơn.

Không cho trẻ tiếp xúc với các nguồn lây bệnh

  • Trẻ em bị viêm phổi không phải hoàn toàn do trẻ không được mặc ấm, vì thời tiết nóng hoặc lạnh (như chúng ta thường nghĩ…), mà chủ yếu do trẻ bị nhiễm từ cộng đồng (trong gia đình hoặc bên ngoài). Do vậy, cần tạo cho trẻ có môi trường sống trong lành: không khói thuốc lá và các tác nhân gây ô nhiễm khác.
  • Tránh tiếp xúc đám đông, đặc biệt người ốm có dấu hiệu hắt hơi, sổ mũi, đau họng, ho,…
  • Người chăm sóc trẻ phải rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi tiếp xúc với trẻ, cho trẻ ăn uống.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ

  • Với trẻ sơ sinh: Đảm bảo cho trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
  • Với trẻ nhỏ: Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung thêm rau xanh, hoa quả, đặc biệt là nhóm trái cây có múi tăng vitamin C; Thịt, cá tăng lượng đạm, omega-3…
  • Cho trẻ ăn ngủ đúng giờ. 
  • Không nên tự ý dùng thuốc cho trẻ khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

    Triệu chứng ban đầu của bệnh viêm phổi ở trẻ em rất dễ nhầm lẫn với các bệnh viêm đường hô hấp khác nên thường không được điều trị đúng cách dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khó lường. Do đó, khi có bất kỳ triệu chứng của bệnh viêm phổi, bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

 

BS Kim Thu
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Lịch công tác tuần
Thứ hai ngày 29/04/2024
Giám đốc: Nguyễn Văn Vỹ
NGHỈ LỄ 30/4- NGÀY 1/5 QUỐC TẾ LAO ĐỘNG
Thứ ba ngày 30/04/2024
Giám đốc: Nguyễn Văn Vỹ
NGHỈ LỄ 30/4- NGÀY 1/5 QUỐC TẾ LAO ĐỘNG
Thứ tư ngày 01/05/2024
Giám đốc: Nguyễn Văn Vỹ
NGHỈ LỄ 30/4- NGÀY 1/5 QUỐC TẾ LAO ĐỘNG
Thứ năm ngày 02/05/2024
Thứ sáu ngày 03/05/2024
Thứ bảy ngày 04/05/2024
Giám đốc: Nguyễn Văn Vỹ
LÀM BÙ THỨ 2
Chủ nhật ngày 05/05/2024
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 2.479.528
Truy cập hiện tại 749

Chung nhan Tin Nhiem Mang