Tìm kiếm tin tức
Bạn đánh giá Website của bệnh viện chúng tôi như thế nào?
Điều trị viêm phổi không điển hình do vi khuẩn ở trẻ em.
Ngày cập nhật 05/04/2021

       Viêm phổi không điển hình ở trẻ em là một trong những dạng viêm phổi mà trẻ thường hay gặp nhất. Hầu hết những trẻ em bị viêm phổi không điển hình thường bị ảnh hưởng ít nghiêm trọng hơn so với những triệu chứng của loại viêm phổi khác.

 

1. Tổng quan về bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ em

     Viêm phổi là tình trạng viêm nhiễm trùng xảy ra ở hai lá phổi. Trong đó, viêm phổi không điển hình là tình trạng nhiễm trùng phổi do các vi khuẩn không điển hình khó phát hiện được bằng phương pháp nhuộm Gram thông thường.

Ba chủng vi khuẩn phổ biến gây ra viêm phổi không điển hình hiện nay là:

              ·         Vi khuẩn Mycoplasma Pneumoniae

              ·         Vi khuẩn Chlamydophila Pneumoniae

              ·         Vi khuẩn Legionella Pneumophila.

Trong đó:

       Viêm phổi không điển hình do Mycoplasma (M.Pneumoniae): Ước tính có khoảng 2 triệu ca viêm phổi do Mycoplasma gây ra hàng năm, với đối tượng nguy cơ chủ yếu là những người dưới 40 tuổi, có xu hướng sinh sống hoặc làm việc tại các khu vực có mật độ dân cư đông đúc như trường học, khu tập thể, khu ổ chuột, nhà tù. Tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp bị mắc viêm phổi do M.Pneumoniae mà không có yếu tố nguy cơ đặc biệt nào.

       Viêm phổi không điển hình do Legionella (L.Pneumophila): Chủng vi khuẩn này thường có mặt trong các đường ống nước của các tòa nhà hoặc các tháp làm lạnh, do vậy đối tượng dễ nhiễm là những người thường xuyên hít thở và tiếp xúc với những giọt nước trong không khí đã bị nhiễm khuẩn L.Pneumophila. Tuy nhiên không phải tất cả những ai tiếp xúc với tác nhân gây bệnh đều bị viêm phổi. Các yếu tố nguy cơ bao gồm: Hút thuốc lá, người có hệ miễn dịch yếu, người cao tuổi, người đã mắc các bệnh mạn tính khác. Chứng viêm phổi này có thể diễn biến nặng hơn so với các dạng viêm phổi không điển hình khác.

     Viêm phổi không điển hình do Chlamydophila (C.Pneumoniae): Dạng viêm phổi này thường diễn ra quanh năm và dễ gặp nhất ở trẻ em ở lứa tuổi học đường. Theo ước tính, có khoảng 50% người trưởng thành đã từng mắc phải căn bệnh này trước năm 20 tuổi. Người mắc bệnh thường chỉ có triệu chứng viêm phổi nhẹ và hiếm khi xuất hiện những ca bệnh nặng.

Viêm phổi là tình trạng viêm nhiễm trùng xảy ra ở hai lá phổi.

2. Triệu chứng viêm phổi không điển hình ở trẻ

      Đa số viêm phổi không điển hình ở trẻ em sẽ có giai đoạn tiền triệu chứng bằng chứng viêm đường hô hấp. Trẻ em bị viêm phổi có thể bị sốt cao, sốt liên tục từ 39 đến 40 độ C. Ngoài ra trẻ còn có thể ho nhiều, ho thành cơn, ho khan khàn tiếng đi kèm khó thở, thở nhanh gấp gáp. Những trẻ lớn có thể có cảm giác đau ngực, đau đầu, đau cơ, cứng cơ...

Đặc biệt, Trẻ em bị viêm phổi do Mycoplasma có thể bị phát ban trong khi viêm phổi do Legionella thì có thể bị tiêu chảy và đôi khi lú lẫn.

Nhìn chung, các triệu chứng thực thể của viêm phổi không điển hình khá nghèo nàn. Việc thăm khám thường ít có biểu hiện rõ ràng như ở phổi hay các triệu chứng khác.

3. Các biện pháp chẩn đoán viêm phổi không điển hình

     Đối với viêm phổi không điển hình, phương pháp chụp X-Quang thường đem lại kết quả chẩn đoán khá chính xác. Do viêm phổi không điển hình thường có kết hợp tổn thương ngoài phổi như: tổn thương gan, lách hay cơ tim, tổn thương màng phổi..v.v...nên hình ảnh X-Quang cũng giúp nhận diện và phân biệt viêm phổi với các bệnh hô hấp khác như viêm phế quản cấp.

Cụ thể, hình ảnh tổn thương phổi trên phim X-Quang chủ yếu là tổn thương ở nhu mô, hình lưới, mờ không đều,dạng lan tỏa rải rác toàn bộ 2 phế. Một số trường hợp sẽ thấy tràn dịch màng phổi một hoặc hai bên kèm theo, tuy nhiên lượng dịch không nhiều.

Đa số viêm phổi không điển hình ở trẻ em sẽ có giai đoạn tiền triệu chứng

Để đánh giá tổng quan, bệnh nhân cũng có thể cần những xét nghiệm khác như:

            ·         Nuôi cấy dịch tiết từ phổi để tìm vi khuẩn

            ·         Phương pháp nhuộm Gram vi khuẩn

            ·         Ngoáy lấy dịch họng

            ·        Đếm tế bào máu: số lượng bạch cầu tăng hoặc tăng nhẹ, tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính có thể không tăng

            ·         Xét nghiệm kháng thể đặc hiệu trong máu

            ·         Nuôi cấy vi khuẩn từ mẫu máu

4. Các biện pháp điều trị viêm phổi không điển ở trẻ

4.1. Điều trị bằng kháng sinh

      Để tiêu diệt các vi khuẩn gây viêm phổi không điển hình thì kháng sinh là lựa chọn điều trị hàng đầu. Thông thường các bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ kháng sinh nhóm Macrolid (hữu ích trong việc điều trị nhiễm khuẩn). Nhóm kháng sinh tiếp theo là Quinolon cũng có hiệu quả cao với vi khuẩn gây viêm phổi không điển hình.

Nếu trẻ em bị viêm phổi không nặng thì có thể dùng dạng uống, ngược lại nếu trẻ ở tình trạng viêm phổi nặng, suy thở thì nên dùng dạng kháng sinh tiêm đường tĩnh mạch, kết hợp với thở oxy.

Đa phần những trẻ em bị viêm phổi không điển hình có thể hồi phục hoàn toàn bằng điều trị kháng sinh. Tuy nhiên cha mẹ (người chăm sóc) cần lưu ý là phải sử dụng đủ liều kháng sinh cho một đợt điều trị, bởi nếu ngừng kháng sinh quá sớm thì nguy cơ tái phát nhiễm trùng là rất cao.

4.2. Chống suy hô hấp

        Nếu trẻ em bị viêm phổi có dấu hiệu suy hô hấpcần sử dụng liệu pháp oxy (oxy bổ sung) kết hợp theo dõi sát nhịp thở, SaO2, khí máu, hút thông đường thở.

Song song với đó là truyền dịch để cung cấp đủ nước và chất điện giải cho trẻ. Giúp trẻ hạ sốt và bồi dưỡng thêm các chất dinh dưỡng để trẻ mau lại sức.

4.3. Các phương pháp điều trị hỗ trợ

       Đối với trẻ còn nhỏ, nên tăng cường cho trẻ ăn đủ chất, bú đều đặn khi đang bệnh, tránh các tập quán kiêng ăn. Thường xuyên vệ sinh nhỏ mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý để giúp trẻ thở dễ dàng hơn.

Lưu ý nên cho trẻ uống nhiều nước hoặc khuyến khích cho trẻ bú nhiều hơn. Đây là điều rất quan trọng vì trẻ em bị viêm phổi cần được cung cấp nhiều nước để làm loãng đờm, dịu họng, giảm ho và tránh bị mất nước .

Nếu không được theo dõi và điều trị kịp thời, trong một số trường hợp viêm phổi không điển hình có thể dẫn tới các biến chứng viêm phổi nguy hiểm.

 

BS Kim Thu
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Lịch công tác tuần
Thứ hai ngày 22/04/2024
Giám đốc: Nguyễn Văn Vỹ
14:00: Họp UBND thị xã Hương Thuỷ thường kỳ tháng 4/2024
Phó Giám Đốc: Trần Đức Tuấn
Cả ngày: Kiểm tra an toàn VSLĐ
Thứ ba ngày 23/04/2024
Giám đốc: Nguyễn Văn Vỹ
14:00: Họp Ban thường vụ Đảng uỷ về công tác nhân sự BCH đoàn thanh niên
14:30: Họp phân công Tiểu dự án CTMTQG về dinh dưỡng của Thị xã
Phó Giám Đốc: Trần Đức Tuấn
Cả ngày: Kiểm tra an toàn VSLĐ
Thứ tư ngày 24/04/2024
Giám đốc: Nguyễn Văn Vỹ
07:15: Gặp mặt Bs Ngô Đắc Sỹ, Trưởng trạm y tế xã Thuỷ Phù hoàn thành nhiệm vụ nghỉ hưu theo chế độ
Phó Giám Đốc: Trần Đức Tuấn
Cả ngày: Tham dự Hội thảo về PHCN chăm sóc NKT tại nhà
Thứ năm ngày 25/04/2024
Giám đốc: Nguyễn Văn Vỹ
08:00: Thạm dự Hội nghị tháng hành động vì ATTP
16:45: Gặp mặt Bs Ngô Đắc Sỹ, Trưởng trạm y tế xã Thuỷ Phù hoàn thành nhiệm vụ nghỉ hưu theo chế độ
Phó Giám Đốc: Trần Đức Tuấn
Cả ngày: Tham dự Hội thảo về PHCN chăm sóc NKT tại nhà
Thứ sáu ngày 26/04/2024
Phó Giám Đốc: Trần Đức Tuấn
Sáng: Kiểm tra an toàn VSLĐ
14:00: Tham dự Hội nghị đánh giá tổng thể năng lực hoạt động của y tế cơ sở
Phó Giám Đốc: Dương Thị Thu Hằng
17:30: Gặp mặt đồng chí Nguyễn Mậu Duyên TP NVY SYT đã hoàn thành sự nghiệp công tác (nghỉ hưu theo chế độ).
Thứ bảy ngày 27/04/2024
Chủ nhật ngày 28/04/2024
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 2.461.478
Truy cập hiện tại 524

Chung nhan Tin Nhiem Mang